Quĩ ETF ngành công nghiệp thực phẩm (Food Industry ETF) là gì?
Quĩ ETF ngành công nghiệp thực phẩm
Khái niệm
Quĩ ETF ngành công nghiệp thực phẩm trong tiếng Anh là Food Industry ETF.
Quĩ ETF ngành công nghiệp thực phẩm là quĩ ETF chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống.
Theo trang Bussiness Insider, có 10 công ty kiểm soát hầu hết mọi thương hiệu thực phẩm và đồ uống lớn của toàn thế giới, bao gồm Nestlé, PepsiCo, Coca-Cola, Unilever, Danone, General Mills, Kellogg's, Mars, Associated British Foods, and Mondelez. Mỗi công ty này có hàng nghìn nhân viên và doanh thu hàng năm lên tới hàng tỉ USD.
Hiểu rõ hơn về quĩ ETF ngành công nghiệp thực phẩm
Quĩ ETF ngành công nghiệp thực phẩm có mục tiêu là đạt được hiệu suất đầu tư tương tự với một chỉ số cơ sở. Chỉ số cơ sở đối với các quĩ này là chỉ số đo lường biến động giá cổ phiếu các công ty trong ngành công nghiệp thực phẩm, ví dụ như chỉ số Nasdaq US Smart Food & Beverage Index.
Chỉ có một số ít quĩ ETF chuyên đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng các quĩ ETF hàng tiêu dùng thiết yếu cũng đầu tư nhiều vào doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống.
Ngành công nghiệp thực phẩm bao gồm các công ty sản xuất và phân phối đồ ăn, đồ uống, rượu và thuốc lá. Các phân ngành có thể bao gồm lúa mì và ngũ cốc, đường, cà phê và gia súc. Ngoài ra, các chuỗi đồ ăn nhanh có hoạt động trên toàn cầu cũng được tính vào ngành công nghiệp thực phẩm.
Ngành công nghiệp nhà hàng là một ngành đang tăng trưởng. Các quĩ ETF mới, đầu tư vào lĩnh vực này cung cấp cơ hội cho những nhà đầu tư muốn tận dụng lợi ích từ một ngành công nghiệp vẫn còn đang chuyển biến, đang được định hình bởi sự gia tăng trong việc áp dụng công nghệ mới của người tiêu dùng.
Công nghệ này bao gồm các ứng dụng di động như Seamless hoặc các ứng dụng khác. Vì vậy, dù đầu tư vào các nhà hàng có thể khá nguy hiểm, Motley Fool chỉ ra rằng Chỉ số Dow Jones về Nhà hàng và Quán Bar - bao gồm các công ty lớn nhất của Mỹ trong ngành này, đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua.
Các xu hướng khác trong những quĩ ETF mới bao gồm các quĩ đầu tư "có trách nhiệm xã hội" tập trung vào sản phẩm hữu cơ, hoặc vào các doanh nghiệp có hoạt động hoặc ảnh hưởng tích cực tới môi trường và xã hội.
Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại
Các phát biểu cứng rắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2018 đã làm dấy lên lo ngại về chiến tranh thương mại toàn cầu.
Những lo ngại đó đã thúc đẩy các nhà đầu tư thay đổi danh mục đầu tư và tìm đến lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu để đảm bảo an toàn. Cổ phiếu thuộc nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu thường hoạt động tốt trong thời kì kém ổn định và không chắc chắn, vì nhu cầu thực phẩm không giảm.
Một báo cáo của Bloomberg cho thấy tháng 6 năm 2018, Consumer Staples Select Sector SPDR Fund có được 583 triệu USD, và quĩ ETF này đạt lợi suất 3,8% trong tháng 6. Cùng thời gian đó, chỉ số S&P 500 chỉ tăng 0,5%.
Gina Sanchez, Giám đốc điều hành của Chantico Global - nhà đầu tư tổ chức tư vấn phân bổ tài sản, đã được phỏng vấn trên "Trading Nation" của CNBC vào tháng 7 năm 2018, và nhấn mạnh mặt hàng tiêu dùng là phân khúc giá rẻ với hiệu suất dự kiến sẽ vượt trội trong nửa cuối năm.
(Theo: Investopedia)