|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phản hồi tiêu cực (Negative feedback) trong đầu tư là gì? Hành vi vòng lặp phản hồi tiêu cực

10:59 | 25/05/2020
Chia sẻ
Phản hồi tiêu cực (tiếng Anh: Negative feedback) trong đầu tư là khái niệm xuất phát từ một mô hình hành vi đầu tư trái ngược.
Phản hồi tiêu cực (Negative feedback) trong đầu tư là gì? Hành vi vòng lặp phản hồi tiêu cực - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Glia Blog.

Phản hồi tiêu cực

Khái niệm

Phản hồi tiêu cực trong tiếng Anh là Negative feedback.

Phản hồi tiêu cực trong đầu tư là khái niệm xuất phát từ một mô hình hành vi đầu tư trái ngược. Một nhà đầu tư sử dụng chiến lược phản hồi tiêu cực sẽ mua cổ phiếu khi giá giảm và bán cổ phiếu khi giá tăng, điều này trái ngược với những gì mà hầu hết mọi người làm.

Phản hồi tiêu cực giúp làm cho thị trường ít biến động. Ngược lại với phản hồi tiêu cực là phản hồi tích cực, khi tâm lí bầy đàn đẩy giá lên ngày càng cao hoặc đẩy giá xuống ngày càng thấp.

Đặc điểm của Phản hồi tiêu cực

Ở cấp độ cá nhân, phản hồi tiêu cực có thể đề cập đến một mô hình hành vi, trong đó một kết quả tiêu cực (ví dụ như thực hiện giao dịch thua lỗ) khiến nhà đầu tư đặt câu hỏi về kĩ năng của mình và khiến người đó ngần ngại trong việc tiếp tục giao dịch. Phát triển một kế hoạch giao dịch hợp lí và bám sát nó có thể giúp các nhà đầu tư duy trì sự tự tin và tránh rơi vào vòng phản hồi tiêu cực ngay cả khi họ thực hiện giao dịch thua lỗ.

Nhiều người tin rằng thị trường tài chính có thể thể hiện các hành vi vòng lặp phản hồi. Khái niệm vòng lặp phản hồi ban đầu được phát triển như một lí thuyết để giải thích các nguyên tắc kinh tế. Ngày nay, nó trở nên phổ biến trong các lĩnh vực tài chính khác, bao gồm tài chính hành vi và lí thuyết thị trường vốn.

Ví dụ về Vòng lặp phản hồi tiêu cực

Vòng lặp phản hồi là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả cách mà sản phẩm đầu ra từ một qui trình được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào mới cho cùng một qui trình đó. Một ví dụ về vòng lặp phản hồi tiêu cực là tình huống mà một thất bại gây ra nhiều thất bại khác.

Ví dụ, một nhà giao dịch có kế hoạch mua một cổ phiếu sau khi nó vượt qua mức trung bình trượt 50 ngày, mà nhà giao dịch đã xác định là điểm vào tốt nhất dựa trên phân tích lịch sử. Nhưng, người giao dịch bắt đầu giao dịch và ngay lập tức phải chịu 4 lần thua lỗ liên tiếp. 

Những mất mát này khiến nhà giao dịch cảm thấy tiêu cực và bắt đầu suy nghĩ về việc thay đổi chiến lược. Sau khi thua lỗ, nhà giao dịch quyết định làm ngược lại với chiến lược ban đầu của mình, do đó gây ra tổn thất thậm chí còn lớn hơn. Điều đáng nói ở đây là nhà giao dịch nên tạm ngưng giao dịch, sau đó đánh giá lại chiến lược đầu tư của mình.

Phản hồi tiêu cực trong thị trường tài chính có tầm quan trọng đáng kể trong thời kì khó khăn. Do xu hướng của con người phản ứng thái quá với lòng tham và sự sợ hãi, thị trường có xu hướng trở nên thất thường trong những thời điểm không chắc chắn. Sự hoảng loạn trong quá trình điều chỉnh thị trường minh họa điểm này một cách rõ ràng. 

Phản hồi tiêu cực, ngay cả đối với các vấn đề bình thường, trở thành một vòng lặp phản hồi tiêu cực. Các nhà đầu tư nhìn thấy những người khác hoảng loạn, sau đó cũng lần lượt hoảng loạn theo, khiến thị trường khó đảo ngược trở lại thời điểm ban đầu.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

ĐHĐCĐ bất thường Eximbank: Thông qua chuyển trụ sở, miễn nhiệm ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Ngô Tony
Tại đại hội lần này, cổ đông ngân hàng đã thông qua việc chuyển trụ sở từ TP HCM ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT. Tuy nhiên, ĐHĐCĐ đã không thể thông qua việc sửa đổi điều lệ và chấm dứt đầu tư trụ sở chính ở TP HCM.