|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phá sản không tự nguyện (Involuntary Bankruptcy) là gì? Đặc điểm và hạn chế gặp phải

10:26 | 06/04/2020
Chia sẻ
Phá sản không tự nguyện (tiếng Anh: Involuntary Bankruptcy) là một thủ tục pháp lí thông qua đó các chủ nợ yêu cầu một người hoặc doanh nghiệp phải phá sản, thay vì làm theo cách riêng của người cá nhân hoặc doanh nghiệp đó.
Phá sản không tự nguyện (Involuntary Bankruptcy) là gì? Đặc điểm và hạn chế gặp phải - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: The Blue Diamond Gallery)

Phá sản không tự nguyện

Khái niệm

Phá sản không tự nguyện trong tiếng Anh là Involuntary Bankruptcy.  

Phá sản không tự nguyện là một thủ tục pháp lí thông qua đó các chủ nợ yêu cầu một người hoặc doanh nghiệp phải phá sản, thay vì làm theo cách riêng của người cá nhân hoặc doanh nghiệp đó.

Các chủ nợ tìm cách buộc công ty phá sản không tự nguyện phải nộp đơn tòa án để khởi xướng tố tụng và bên nợ có thể nộp đơn phản đối.

Các chủ nợ có thể yêu cầu con nợ phá sản không tự nguyện nếu họ cảm thấy rằng họ sẽ không được thanh toán nếu thủ tục phá sản không được tiến hành, và vì vậy họ phải yêu cầu pháp lí để buộc con nợ phải trả.

Để phá sản không tự nguyện được đưa ra, con nợ phải có một khoản nợ lớn chưa được xử lí. Số tiền này phụ thuộc vào việc con nợ là cá nhân hay doanh nghiệp.

Đặc điểm của Phá sản không tự nguyện

Phá sản không tự nguyện khác biệt với phá sản tự nguyện.

Phá sản cung cấp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp một cơ hội để bắt đầu lại bằng cách bỏ qua các khoản nợ không thể thanh toán trong khi vẫn trả nợ cho các chủ nợ dựa trên tài sản của cá nhân hoặc doanh nghiệp có sẵn thanh lí.

Phá sản không tự nguyện chủ yếu được đệ trình để chống lại các doanh nghiệp, bởi chủ nợ tin rằng doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ tồn đọng của mình nhưng từ chối làm như vậy vì một số lí do.

Các vụ phá sản không tự nguyện đối với các cá nhân ít xảy ra hơn vì hầu hết các cá nhân mắc nợ đều có ít tài sản để thu hồi.

Thủ tục kiến nghị yêu cầu Phá sản không tự nguyện

Một chủ nợ có thể kiến nghị bằng cách điền vào đơn yêu cầu phá sản không tự nguyện.

Bản kiến nghị đặt ra các yêu cầu thỏa mãn chủ nợ và chống lại tài sản của cá nhân hoặc doanh nghiệp, theo chương 7 hoặc chương 11 của Bộ luật Phá sản Mỹ.

Nếu con nợ có ít hơn 12 chủ nợ đủ điều kiện, một kiến nghị yêu cầu phá sản không tự nguyện có thể được nộp bởi một chủ nợ đủ điều kiện.

Nhưng nếu một con nợ có từ 12 chủ nợ trở lên, ít nhất ba chủ nợ phải tham gia điền vào một bản kiến nghị yêu cầu phá sản không tự nguyện.

Các hạn chế khi yêu cầu Phá sản không tự nguyện

Con nợ có 21 ngày để phản hồi hồ sơ trước khi thủ tục phá sản không tự nguyện bắt đầu thực hiện.

Nếu họ không phản hồi hoặc nếu tòa án đưa ra phán quyết có lợi cho các chủ nợ, con nợ bị buộc phải phá sản.

Phá sản không tự nguyện không thể được nộp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức phi lợi nhuận, công đoàn tín dụng mà chỉ được nộp cho toà án.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng