|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Những thương vụ M&A giá trị ‘khủng’ nhất thị trường địa ốc năm 2018

13:30 | 24/12/2018
Chia sẻ
Những thương vụ M&A đình đám nhất của thị trường địa ốc năm 2018 có giá trị từ vài trăm triệu cho đến hàng tỉ USD. Đáng chú ý, các vụ mua bán và sáp nhập này đều có yếu tố nước ngoài.
nhung thuong vu ma gia tri khung nhat thi truong dia oc nam 2018 Trong khi Keppel Land, Berjaya Land thoái vốn khỏi các dự án thì CapitaLand lại mở rộng quỹ đất tại Việt Nam
nhung thuong vu ma gia tri khung nhat thi truong dia oc nam 2018 Xu hướng M&A bất động sản dự báo tiếp tục tăng

Dự án thành phố thông minh tại Hà Nội tổng vốn đầu tư 4,2 tỉ USD

Ngay từ nửa đầu năm 2018, thông tin về dự án thành phố thông minh tại trục đường Nhật Tân – Nội Bài (Hà Nội) có tổng mức đầu tư gần 4,2 tỉ USD đã được công bố. Dự án do liên doanh Sumitomo, Mitsubishi (Nhật Bản) và tập đoàn BRG (Việt Nam) làm chủ đầu tư. Đây chính là thương vụ M&A có giá trị “khủng” nhất của năm 2018. Đồng thời, đây cũng chính là dự án hút mạnh vốn ngoại vào Việt Nam nhất của năm và là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất của Nhật Bản từ trước đến nay.

nhung thuong vu ma gia tri khung nhat thi truong dia oc nam 2018
Dự án thành phố thông minh tại Hà Nội do liên doanh Sumitomo, Mitsubishi (Nhật Bản) và tập đoàn BRG (Việt Nam) làm chủ đầu tư.

Dự án có diện tích 271,82 ha, nằm ở hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, thuộc đồ án quy hoạch hai bên trục Nhật Tân – Nội Bài. Theo dự kiến, tại đây sẽ tập trung những công nghệ đang được áp dụng tại những khu đô thị hiện đại nhất tại Nhật Bản hiện nay như xe buýt tự hành, các thiết bị và ứng dụng thông minh nhằm bảo tồn và tiết kiệm năng lượng; tàu điện ngầm trong thành phố; hàng nghìn cây hoa anh đào được trồng khắp thành phố…

Từ hồi đầu năm, đại diện Sumitomo đã thông tin rằng tập đoàn cùng BRG đã sẵn sàng thực hiện dự án đô thị thông minh này, việc triển khai dự kiến sẽ thực hiện vào tháng 10/2018. Sau đó có thông tin lùi thời gian khởi công giai đoạn 1 của dự án thành tháng 12/2018. Đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về việc triển khai dự án này.

Vinhomes thu hút 1,3 tỉ USD từ quỹ đầu tư GIC

Tháng 4/2018, công ty Vinhomes và một công ty thành viên khác của Vingroup ký thỏa thuận với quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore. Theo đó, GIC sẽ đầu tư 1,3 tỉ USD (tương đương khoảng 29.500 tỉ đồng) dưới hai hình thức là đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp công cụ nợ (như khoản cho vay) cho Vinhomes để thực hiện các dự án bất động sản (BĐS). Credit Suisse Limited (Singapore) chính là đơn vị tư vấn cho thương vụ này.

nhung thuong vu ma gia tri khung nhat thi truong dia oc nam 2018
Vinhomes thu hút 1,3 tỉ USD từ quỹ đầu tư GIC là thương vụ M&A có giá trị lớn thứ hai trong lĩnh vực BĐS năm 2018.

Vinhomes là công ty thành viên của Vingroup, phụ trách phát triển mảng BĐS nhà ở, có vốn điều lệ 26.377 tỉ đồng. Còn Vingroup là tập đoàn tư nhân kinh doanh đa ngành: BĐS, nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí, bán lẻ, y tế, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp nặng. Trong khi đó, GIC là một trong những nhà đầu tư tài chính lớn nhất trên thị trường vốn Việt Nam, từng đầu tư vào các doanh nghiệp: Masan Group, Vietjet Air, Vinamilk, FPT, Vinasun… với tổng giá trị gần 15.000 tỉ đồng.

Đây chính là thương vụ M&A có giá trị lớn thứ hai trong lĩnh vực BĐS năm 2018, bỏ xa giá trị của thương vụ đứng thứ ba trong top các vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất năm qua (Warburg Pincus bắt tay Becamex IDC lập công ty 200 triệu USD).

Warburg Pincus bắt tay Becamex IDC lập Liên doanh bất động sản 200 triệu USD

Tháng 2/2018, báo chí thông tin, Quỹ đầu tư tư nhân Mỹ Warburg Pincus kết hợp với Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp – Becamex IDC thành lập CTCP Phát triển công nghiệp BW để phát triển chuỗi logistics và BĐS công nghiệp tại Việt Nam. Tổng số vốn của liên doanh này là hơn 200 triệu USD

Theo ông Jeffrey Perlman, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á của Warburg Pincus cho biết, liên doanh sẽ tập trung phát triển và vận hành nhà kho, nhà xưởng xây sẵn và xây theo yêu cầu của khách hàng tại các khu kinh tế và công nghiệp chủ chốt ở Việt Nam. Liên doanh cũng sẽ xây dựng các BĐS liên quan đến ngành công nghiệp như trung tâm nghiên cứu, văn phòng chia sẻ và trung tâm dữ liệu.

Năm 2013, Việt Nam là thị trường đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mà Warburg Pincus đầu tư với thương vụ mua 20% cổ phần của Vincom Reatail, sau đó Quỹ này tiếp tục rót thêm 100 triệu USD vào đơn vị này. Warburg Pincus cam kết đầu tư hơn 1 tỉ USD vào thị trường Đông Nam Á. Ở thời điểm đầu năm 2018, Quỹ đã quản lý 44 tỉ USD tài sản trên toàn cầu và đã thành lập 16 quỹ đầu tư tư nhân, các quỹ này đã đầu tư hơn 60 tỉ USD tại hơn 800 công ty.

nhung thuong vu ma gia tri khung nhat thi truong dia oc nam 2018
Năm 2013, Việt Nam là thị trường đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mà Warburg Pincus đầu tư.

Berjaya tìm được đối tác mua hai dự án tỉ USD tại TP HCM

Đầu năm 2018, Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam, thuộc tập đoàn BĐS Berjaya (Malaysia) chuyển nhượng đến 99,2% phần vốn góp cho Vinhomes. Giá trị chuyển nhượng 11.748 tỉ đồng. Dự án được cấp phép từ tháng 7/2008, dự kiến xây dựng trên diện tích 925 ha thuộc xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn với tổng mức đầu tư 3,5 tỉ USD.

nhung thuong vu ma gia tri khung nhat thi truong dia oc nam 2018
Phối cảnh dự án VIUT (Đô thị Đại học Quốc tế).

Tháng 3/2018, Vinhomes cũng góp vốn gần 2.010 tỉ đồng vào Công ty TNHH Trung tâm Tài chính Việt Nam Berjaya (VFC) - chủ đầu tư dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam Berjaya, tương ứng với tỷ lệ biểu quyết 67,5%. Sau đó, tập đoàn Berjaya tiếp tục thoái sạch phần vốn còn lại tại VFC cho Vinhomes. Giá trị giao dịch được công bố là 154,86 triệu Ringgit (khoảng 39 triệu USD, tương đương 885 tỉ đồng).

Dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam Berjaya có địa chỉ tại số 238, đường 3 Tháng 2, phường 12, quận 10, TP HCM, có diện tích đất 6,64 ha, được thuê trong 49 năm (sẽ hết hạn vào ngày 1/9/2059) với giá trị sổ sách ròng gần 180 triệu Ringgit. Như vậy, với thương vụ thoái vốn này, Berjaya đã phải chịu lỗ khoảng 25 triệu Ringgit (tương ứng 6,3 triệu USD). Dự án được cấp phép từ tháng 2/2008, tổng vốn đầu tư dự kiến 930 triệu USD.

Cả hai dự án kể trên của Berjaya tại Việt Nam đều là những dự án khủng, từng được kỳ vọng phát triển tốt, nhưng sau 10 năm vẫn chỉ là những bãi đất trống.

Keppel Land mua hết cổ phần của chủ đầu tư dự án Saigon Sports City và thoái vốn khỏi Metropole Thủ Thiêm

Tháng 7/2018, thông qua công ty con là Keppel Thủ Thiêm, Keppel Land đã thoái 20% cổ phần trong CTCP Quốc Lộc Phát – đơn vị phát triển Khu phức hợp Sóng Việt (tên thương mại mới đổi thành Metropole Thủ Thiêm). Giá trị của số cổ phần này là 42,2 triệu USD, lợi nhuận doanh nghiệp đạt được từ thương vụ khoảng 13 triệu USD.

Keppel Land vẫn còn nắm giữ khoảng 15% cổ phần trong Quốc Lộc Phát thông qua một công ty con khác là Orbista, nhưng được biết doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng nốt phần vốn này trong thời gian tới.

Trước đó vào tháng 3, thông qua công ty thành viên Oil (Asia) Pte, Keppal Land cũng đánh dấu tên tuổi trong mùa M&A BĐS khi mua lại 10% cổ phần còn lại của Jenclub tại Jencity Limited – chủ đầu tư dự án Saigon Sports City với tổng giá trị giao dịch khoảng 11,4 triệu USD. Sau thương vụ này, Keppel Land sẽ nắm giữ 100% cổ phần tại Saigon Sports City và được quyền sở hữu toàn bộ dự án.

Keppel Land là công ty BĐS thuộc tập đoàn Keppel Corporation, một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Singapore, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí và hàng hải, cơ sở hạ tầng và BĐS. Tại Việt Nam, tập đoàn này có khoảng 20 dự án được cấp phép trên cả nước, tập trung chủ yếu tại thị trường TP HCM.

Xem thêm

Hiếu Quân