Mỹ - Trung thiệt hại hàng tỉ USD trong năm 2018 vì cuộc chiến thương mại
Thiệt hại lớn từ thuế quan thương mại đã được một số chuyên gia kinh tế cho thấy trong khi các ngành công nghiệp chuyên ngành gồm nghiền đậu nành Mỹ được hưởng lợi từ cuộc tranh chấp, nó có tác động bất lợi chung đối với cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Những tổn thất đó có thể khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có động lực để giải quyết những khác biệt thương mại trước thời hạn ngày 2/3, mặc dù các cuộc đàm phán giữa hai siêu cường kinh tế vẫn có thể bị dập tắt.
Kinh tế Mỹ và Trung Quốc, mỗi bên mất khoảng 2,9 tỉ USD hàng năm do thuế quan Bắc Kinh áp lên đậu nành, ngô, lúa mì và lúa miến, theo Wally Tyner, nhà kinh tế nông nghiệp của Đại học Purdue.
Thương mại nông nghiệp bị gián đoạn đặc biệt làm tổn hại cả hai bên vì Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới và đã dựa vào nguồn cung từ Mỹ với giá trị 12 tỉ USD trong năm ngoái.
Trung Quốc chủ yếu mua đậu nành từ Brazil kể từ khi áp thuế 25% đối với đậu nành Mỹ vào tháng 7 để trả đũa thuế quan Mỹ đánh lên hàng hóa Trung Quốc.
Nhu cầu tăng cao đã đẩy giá đậu nành Brazil lên mức kỉ lục so với giá đậu nành giao tương lai Mỹ trên sàn giao dịch Chicago. Ví dụ này cho thấy cuộc chiến thương mại làm giảm doanh số cho các nhà xuất khẩu Mỹ và tăng chi phí cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Tổng khối lượng xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2018 đã giảm 42% so với một năm trước đó xuống còn khoảng 8,3 tỉ USD, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Giá hợp đồng đậu nành tương lai giao dịch trung bình ở mức 8,75 USD/giạ trong giai đoạn tháng 7 - 12, giảm từ mức trung bình 9,76 USD trong cùng kì năm trước.
Tính đến ngày 28/12, giá hợp đồng đậu nành tương lai trong tháng cuối năm đạt trung bình 8,95 USD, bằng 3/4 mức giá của tháng 12/2107.
Ảnh: Watching America. |
Lưỡng bại câu thương
Để bù đắp cho những người nông dân chịu thiệt hại, Washinton đã phân bổ khoảng 11 tỉ USD để thanh toán trực tiếp và mua nông sản cho các chương trình thực phẩm của chính phủ, sau khi tham khảo ý kiến các nhà kinh tế, gồm cả ông Tyner.
Tại Bắc Dakota, nơi xuất khẩu cây trồng sang Trung Quốc thông qua các cảng ở Tây Bắc Thái Bình Dương, nông dân trồng đậu nành phải đối mặt với thiệt hại ít nhất 280 triệu USD vì thuế quan của Bắc Kinh, ông Mark Watne, Chủ tịch của Liên minh Nông dân Bắc Dakota, cho biết.
Tuy nhiên, thuế quan của Trung Quốc đã cải thiện lợi nhuận cho các máy nghiền đậu nành của Mỹ như Archer Daniels Midland Co thông qua nguồn cung đậu nành giá rẻ dồi dào trên thị trường nội địa Mỹ.
Các nhà máy đậu nành Trung Quốc, mặt khác, mua đậu nành trước khi thuế quan của Bắc Kinh có hiệu lực. Điều này dẫn đến tình trạng thừa cung làm giảm lợi nhuận chế biến của Trung Quốc và khiến các nhà máy trong mùa hè này phải giảm công suất sản xuất bột đậu nành lớn nhất trong nhiều năm cho thức ăn chăn nuôi.
Trung Quốc đã nối lại việc mua đậu nành của Mỹ vào đầu tháng 12 sau một thỏa thuận đình chiến được lãnh đạo hai quốc gia đồng ý tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn giữ mức thuế 25% đối với đậu nành từ Mỹ, điều này đã hạn chế hiệu quả mua hàng của Trung Quốc.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng chịu thiệt hại khi các sản phẩm như pin điện thoại bị áp thuế quan của Mỹ và khách hàng bắt đầu tìm mua sản phẩm từ các quốc gia khác.
Một nghiên cứu do Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng thực hiện cho thấy thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc khiến ngành công nghệ phải trả thêm 1 tỉ USD mỗi tháng.
Cuộc tranh chấp thương mại cũng gây khó khăn cho các công ty bán lẻ, sản xuất và xây dựng của Mỹ khi phải trả nhiều tiền hơn cho kim loại và các hàng hóa khác.
Ba nhà sản xuất ô tô hàng đầu, gồm General Motors, Ford và Fiat Chrysler Automenses, đều cho biết chi phí thuế quan cao hơn sẽ khiến lợi nhuận của họ giảm khoảng 1 tỉ USD trong năm nay.
"Nỗi đau" này sẽ tiếp diễn và các nhà kinh tế nhận định Ford và Fiat dự kiến sẽ đón nhận một "cú đánh" tương tự vào năm 2019.