|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc đang muốn thực hiện một thỏa thuận lớn và toàn diện trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

07:19 | 26/12/2018
Chia sẻ
Ngày 1/12 tại Buenos Aires, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã kí thỏa thuận tạm ngừng chiến tranh thương mại nhằm ngăn chặn tình trạng thuế quan leo thang đã làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa trị giá hàng trăm tỉ USD giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trung Quốc đang muốn thực hiện một thỏa thuận lớn và toàn diện?

Mỹ hoang nghênh các nhượng bộ từ phía Trung Quốc kể từ khi hai nước tuyên bố “đình chiến” hồi đầu tháng 12, nhưng các chuyên gia thương mại và những người thông thạo đàm phán đều cho rằng Bắc Kinh cần phải hành động nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu từ phía Mỹ nhằm thay đổi thương mại Trung Quốc về lâu dài.

Kể từ khi thỏa thuận được kí kết, Bắc kinh đã tiến hành mua hàng tấn đậu nành từ Mỹ, trở thành giao dịch nông nghiệp quan trọng đầu tiên giữa hai quốc gia.

Trung Quốc cũng đã cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô từ Mỹ, tiếp tục kế hoạch phát triển công nghiệp có tên “Made in China 2025” và khuyến khích các công ty chế biến mua nhiều dầu thô từ Mỹ.

Chính quyền Trump nhận định những dấu hiệu này cho thấy “Trung Quốc đang muốn thực hiện một thỏa thuận lớn và toàn diện”.

Tuy nhiên, chuyên gia lại cho rằng cả hai quốc gia đang quay trở lại tình hình trước chiến tranh thương mại và Bắc Kinh không hề đả động đến các yêu cầu cốt lõi của Mỹ trong việc thay đổi cơ cấu, nhằm chấm dứt các chính sách trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước, cũng như thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ Mỹ cho doanh nghiệp Trung Quốc một cách hiệu quả.

“Tôi nghĩ Trung Quốc đang có thiện chí, nhưng họ không thực hiện các đề nghị mà Trump phát động trước chiến tranh thương mại”, Gary Hufbauer, chuyên gia thương mại cao cấp tại Peterson Institute for International Economics, phát biểu.

“Trung Quốc cần phải hành động nhiều hơn để đạt được thỏa thuận tạm thời vào tháng 3/2019”, Hufbauer nói, bổ sung rằng các thay đổi về cơ cấu sẽ khó đi đến đồng thuận giữa hai quốc gia trên.

Cũng trong thỏa thuận hồi tháng 12, cả hai vị lãnh đạo đã đồng ý khởi động đàm phán mới, trong khi Mỹ trì hoãn kế hoạch tăng thuế ngày 1/1/2019 đến ngày 2/3/2019.

Hiện vẫn chưa có cuộc đối thoại trực tiếp nào giữa quan chức hai nước được công bố kể từ khi ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình gặp mặt, nhưng người trong cuộc cho biết các cuộc họp có thể sẽ diễn ra vào tháng 1 và hai bên vẫn thường xuyên liên lạc.

Chưa xuất hiện giao dịch lớn

Sau buổi phỏng vấn với ông Trump tuần trước, Reuters đưa tin rằng Trung Quốc đã mua một lượng “lớn” đậu nành từ Mỹ.

Từ tháng 7/2018, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu hạt có dầu từ Mỹ sau khi hai nước tăng thuế quan lên hàng hóa của nhau.

chuyen gia nhan dinh dong thai cua trung quoc ve chien tranh thuong mai voi my
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc mua 1,5 triệu tấn ban đầu vẫn khiến thương nhân thất vọng vì đây chỉ là một phần nhỏ trong số 30 triệu đến 35 triệu tấn Trung Quốc thu mua từ nông dân Mỹ hàng năm, với 12 tỉ USD năm 2017.

Trước giao dịch vừa qua, một người quen thuộc với chiến lược đàm phán của Mỹ cho biết họ rất vui mừng và hi vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục thu mua đậu nành.

Một người khác cho hay, kể cả với thuế quan, họ vẫn kì vọng Trung Quốc sẽ mua lượng đậu nành tương đương 7 tỉ USD. Tuy nhiên, mọi việc vẫn còn bỏ ngỏ.

Trump hài lòng nhất về Trung Quốc ở điều gì?

Sự nhượng bộ mà Trump hài lòng nhất chính là Trung Quốc đã ngừng áp mức thuế 25% lên các phương tiện do Mỹ chế tạo, cắt giảm thuế suất trở lại mức 15% toàn cầu như hồi tháng 5.

Derek Scissors, học giả nghiên cứu về Trung Quốc tại American Enterprise Institute, cho rằng động thái này là “một bước tiến thương mại hợp lí”, nhưng mất quá nhiều năm để thực hiện. Ông nói thêm,Trung Quốc sẽ không tăng lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ, bởi thị trường đang tăng trưởng chậm lại và năng lực sản xuất trong nước đang dư thừa.

“Trump đã đúng rằng đây là động thái tích cực, nhưng trong năm tới, ông ấy sẽ tức giận vì xuất khẩu ô tô sang Trung Quốc không tăng thêm”, Scissors bổ sung.

Trung Quốc cũng đã ban hành chỉ thị đến các chính quyền địa phương nhằm áp dụng tham chiếu đến các mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ cao “Made in China 2025”, trong bối cảnh nhiều báo cáo được đưa ra đã chứng minh rằng Trung Quốc đang nỗ lực để chống lại sự thống trị của Mỹ về các ngành công nghiệp như hàng không, robot, bán dẫn, phương tiện năng lược mới và trí tuệ nhân tạo.

Những người dõi theo chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bày tỏ hoài nghi về động thái của Trung Quốc bởi vì sự kiểm soát của nhà nước với nền kinh tế đã tăng lên dưới thời ông Tập, chỉ một số ít nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đồng ý gỡ bỏ các mục tiêu chính sách công nghiệp để phát triển ngành công nghiệp nước này trong tương lai.

Dấu hiệu từ chính quyền của ông Tập

Tín hiệu cụ thể hơn có thể đến từ bài phát biểu của ông Tập ngày 25/12 trong buổi lễ đánh dấu kỉ niệm 40 năm mở cửa kinh tế năm 2978 của Trung Quốc dưới thời nhà lãnh đạo quá cố Đặng Tiểu Bình cùng một hội nghị lớn của Đảng Cộng sản về chính sách kinh tế.

Một vài nhà cố vấn của chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi tăng tốc cải cách trong buổi lễ kỉ niệm.

Scott Kennedy, giám đốc Dự án Kinh doanh và Kinh tế Chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) tại Washington, cho rằng việc ông Tập gửi “tín hiệu rõ ràng về tự do hóa thương mại” là điều cần thiết.

“Kế tiếp, chúng ta sẽ chứng kiến một loạt cải cách mới được thực hiện và tất cả điều đó sẽ tạo tiền đề cho cuộc đàm phán Mỹ - Trung trong tương lai”, Kennedy bổ sung.

Người trong cuộc cho biết Luật sư Robert Lighthizer sẽ nhấn mạnh vào các cam kết và bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang thay đổi luật về chính sách cạnh tranh, liên doanh, quyền sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường cũng như thực thi các thay đổi.

Xem thêm

Nyx Tran