|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Các CFO hàng đầu thế giới đang mất niềm tin vào kinh tế Trung Quốc

19:18 | 22/12/2018
Chia sẻ
Theo kết quả khảo sát Deloitte tung ra ngày 19/12, rủi ro thương mại leo thang đang kéo lùi niềm tin của các cán bộ tài chính cấp cao tại các công ty hoạt động ở Trung Quốc.

China CFO Survey thăm dò ý kiến của các nhà điều hành tài chính về thái độ của họ đối với thương mại và kinh tế hai lần mỗi năm.

Khi được yêu cầu mô tả những thay đổi trong cảm nhận 6 tháng qua, 82% người tham gia cho biết quan điểm kinh tế của họ đã trở nên ít lạc quan hơn. Điều này đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với lần khảo sát gần đây, khi chỉ 30% cho rằng kì vọng của họ đã tiêu cực hơn.

“Có một sự thay đổi lớn trong quan điểm của các nhà điều hành”, William Chou, đối tác quản lí quốc gia của Deloitte China CFO Program, phát biểu trong thông cáo công bố kết quả.

Đồng thời, ông đã chỉ ra các nhân tố ảnh hướng đến kết quả trên, bao gồm sự thiếu hụt giải pháp cho xung đột thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ và khó khăn của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

cac cfo hang dau dang mat niem tin vao kinh te trung quoc
Ảnh minh họa

Khó khăn của thị trường chứng khoán cũng bị đổ lỗi một phần cho chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình hồi đầu tháng 12, đã tuyên bố tạm dừng chiến tranh thương mại trong 90 ngày để tiếp tục thương thuyết. Tuy nhiên, thuế quan áp lên hàng hóa đưa ra trước đó vẫn giữ nguyên và giải pháp dường như chưa rõ ràng.

Deloitte đã nhận được 108 phản hồi từ các nhà điều hành của nhiều tập đoàn đa quốc, thuộc sở hữu của nhà nước lẫn tư nhân hoạt động tại Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macao. Khảo sát được tiến hành từ giữa tháng 9 đến tháng 11.

Tổng cộng 69% người tham gia đang nắm giữ vị trí ở cấp CFO hoặc giám đốc tài chính, trong khi 8% là phó chủ tịch, Deloitte thông tin.

Khảo sát cũng phát hiện rằng 59% người tham gia nghĩ rằng khối lượng giao dịch sẽ giảm trong năm 2019, trong khi 56% cho rằng công ty của họ đã hoặc dự đoán sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế quan mới.

Khi được hỏi những quốc gia hay khu vực nào sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi mô hình thương mại, 53% các nhà điều hành nhận định Đông Nam Á sẽ có thể tăng khối lượng xuất khẩu lên mức cao nhất, trong khi chỉ 9% chọn Trung Quốc.

cac cfo hang dau dang mat niem tin vao kinh te trung quoc
Ảnh minh họa

“Đông Nam Á đang trở thành một trung tâm sản xuất và những thay đổi này có thể tạo ra cơ hội mới cho khu vực trên”, Deloitte lí giải kết quả khảo sát.

“Đông Nam Á cũng có thể được hưởng lợi, xuất phát từ việc các công ty thay đổi năng suất sản xuất để tránh các biện pháp bảo hộ thương mại”, công ty nói thêm.

Liên quan đến triển vọng tiền tệ của Trung Quốc, 74% người tham gia cho rằng họ kì vọng đồng nhân dân tệ sẽ suy yếu hơn so với đồng đô la trong năm 2019.

Ông Chou cho biết các nhà điều hành đang khao khát một giải pháp tích cực cho cuộc xung đột: “Nếu Trung Quốc và Mỹ có thể đạt được thỏa thuận, tình hình kinh doanh sẽ nhanh chóng cải thiện”.

Xem thêm

Nyx Tran

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.