|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sự trỗi dậy của dịch vụ tài chính ASEAN

07:17 | 20/12/2018
Chia sẻ
Năm 2016, Indonesia vượt Singapore, trở thành thị trường dịch vụ tài chính lớn nhất cộng đồng ASEAN về tổng giá trị tài chính (GVA).

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 quét qua châu Á, nhiều nhà quan sát cho rằng một số quốc gia bị ảnh hưởng sẽ không bao giờ phục hồi hoàn toàn được.

Trong đó Indonesia và Thái Lan là những nước bị thiệt hại nặng nề nhất. Thị trường tiền tệ của hai nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đầu cơ làm mất giá. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) buộc phải can thiệp và cung cấp gói cứu trợ lên đến 43 tỉ USD cho Indonesia và Thái Lan.

20 năm sau, nền kinh tế khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ. 10 quốc gia thành viên thuộc ASEAN hiện nay có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trị giá 2,4 nghìn tỉ USD và là nền kinh tế phát triển nhanh thứ ba châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Cuộc khủng tài chính quét qua khu vực thật chất là một may mắn, giúp hầu hết quốc gia xây dựng nền tảng vững mạnh để phát triển kinh tế.

Một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực là ngành dịch vụ tài chính đang lên. Kể từ năm 2005, dịch vụ tài chính đã tăng trưởng nhanh chóng. Trong vòng 10 năm, ngành này đã đóng góp hơn 20 tỉ USD cho kinh tế các nước Phillipines, Thái Lan, Singaporere và Indonesia.

su troi day cua dich vu tai chinh asean
Các kỹ thuật viên chuẩn bị một ngân hàng di động và máy ATM ở Palu, Trung tâm Sulawesi của Indonesia vào ngày 1/10/2018, sau khi một trận động đất và sóng thần tấn công khu vực vào ngày 28/9. (Ảnh: Bay Ismoyo/AFP)

Trong khi Singaporere luôn là đầu tàu của khu vực về lĩnh vực tài chính, các quốc gia khác cũng nhanh chóng đuổi kịp. Năm 2016, Indonesia vượt Singapore, trở thành thị trường dịch vụ tài chính lớn nhất cộng đồng ASEAN về tổng giá trị tài chính (GVA).

Theo một báo cáo thực hiện bởi PwC, mặc sự gia tăng của dịch vụ tài chính từ năm 2005 đến 2016, ngành dịch vụ tài chính được kì vọng sẽ giảm tốc độ tăng trưởng trong những năm tới. Điều này không đồng nghĩa với không tăng trưởng, mà mức tăng trưởng của ngành dịch vụ tài chính sẽ không theo cấp số nhân như trước đây. PwC dự đoán ngành dịch vụ tài chính tại ASEAN vẫn được kì vọng sẽ vượt qua các thị trường ổn định khác.

Các chuyên gia nhận định rằng tăng trưởng của ngành dịch vụ tài chính xuất phát từ ba yếu tố then chốt gồm mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng cao, sự tiến bộ của fintech và quá trình hội nhập ASEAN.

su troi day cua dich vu tai chinh asean
(Nguồn: The ASEAN Post, Việt hóa: TV)

Khi nền kinh tế ASEAN tiếp tục phát triển, tầng lớp trung lưu trong khu vực cũng phát triển theo. Hiện tại, có 87 triệu hộ dân trung lưu tại Đông Nam Á và con số được kì vọng đạt ngưỡng 116 triệu năm 2020. Thu nhập khả dụng tăng cao trong nhóm dân cư này sẽ tăng nhu cầu sử dụng các công cụ tài chính để mua dịch vụ và hàng hóa giá trị cao hơn.

Nắm bắt được nhu cầu về dịch vụ tài chính, nhiều công ti fintech đã bắt đầu thiết lập cửa hàng trong khu vực. Điều này, kết hợp cùng số lượng điện thoại thông minh và tốc độ thâm nhập internet tăng cao, tạo chứng kiến cuộc bức phá theo cấp số nhân của dịch vụ ngân hàng.

Tương lai có vẻ tươi sáng cho ngành dịch vụ tài chính tại ASEAN, tuy nhiên, vẫn còn một số trở ngại cần vượt qua.

Một vấn đề lớn chính là khó tiếp cận các dịch vụ quản lý tài sản, bảo hiểm và ngân hàng. Indonesia, Phillipinese, Việt Nam và Campuchia vẫn bị bỏ lại đằng sau Thái Lan, Malaysia và Singapore trong việc thâm nhập hệ thống ngân hàng.

Sự gia tăng ví điện tử và dịch vụ kỹ thuật số có thể hỗ trợ người dân ở những quốc gia này, nhưng chỉ ở mức độ nhất định. Nếu không có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng ngân hàng và tài chính, mức tiếp cận dịch vụ tài chính cho công dân các nước này vẫn duy trì ở mức thấp.

Sự thiếu hụt trên sẽ tạo ra các vấn đề khác cho ngành dịch vụ tài chính. Thay vì phụ thuộc phần lớn vào giao dịch phi tiền mặt, ngành dịch vụ tài chính nên tập trung vào giao dịch kỹ thuật số hoặc thông qua thẻ ghi nợ và tín dụng. Bởi nhiều vùng trong khu vực vẫn chưa tiếp cận các dịch vụ tài chính, xã hội vẫn tiếp tục ưa chuộng phương thức thanh toán bằng tiền mặt.

Bản báo cáo của PwC nhấn mạnh ba thách thức cơ bản trong quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang thẻ ghi nợ hoặc tín dụng, gồm thiếu hụt hệ thống Điểm Bán hàng (POS), tương tác kém và khối lượng thanh toán thấp.

Ngay lúc này, ngành dịch vụ tài chính trong khu vực đã có đủ các yếu tố phù hợp để phát triển, nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng cần lấp đầy. Không chỉ riêng một tổ chức nào, chẳng hạn như chính phủ hoặc ngân hàng, tất cả tác nhân trong hệ sinh thái phải cùng hoạt động tích cực để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Xem thêm

Nyx Tran