|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mức giá 52 tuần Cao/Thấp (52-Week High/Low) là gì? Hiểu về mức giá 52 tuần Cao/Thấp

17:32 | 24/04/2020
Chia sẻ
Mức giá 52 tuần Cao/Thấp (tiếng Anh: 52-Week High/Low) là mức giá cao nhất và thấp nhất mà tại đó một chứng khoán (ví dụ như cổ phiếu) đã giao dịch trong suốt một năm.
Mức giá 52 tuần Cao/Thấp (52-Week High/Low) là gì? Hiểu về mức giá 52 tuần Cao/Thấp - Ảnh 1.

Hình minh họa

Mức giá 52 tuần Cao/Thấp (52-Week High/Low)

Khái niệm

Mức giá 52 tuần Cao/Thấp trong tiếng Anh là 52-Week High/Low.

Mức giá 52 tuần Cao/Thấp là mức giá cao nhất và thấp nhất mà tại đó một chứng khoán (ví dụ như cổ phiếu) đã giao dịch trong suốt một năm.

Đây là một chỉ báo kĩ thuật được sử dụng bởi một số nhà giao dịch và nhà đầu tư xem mức cao hay thấp trong 52 tuần là yếu tố quan trọng để xác định giá trị hiện tại của cổ phiếu và dự đoán sự biến động giá trong tương lai.

Các nhà đầu tư có thể cho biết lãi suất của một cổ phiếu cụ thể tăng lên khi giá gần mức cao hoặc thấp cuối của khoảng giá trong 52 tuần đó (khoảng giá đó tồn tại giữa 52 tuần giá thấp và 52 tuần giá cao).

Hiểu về Mức giá 52 tuần Cao/Thấp

Mức giá 52 tuần Cao/Thấp được tính dựa trên giá đóng cửa hàng ngày của chứng khoán. Thông thường, một cổ phiếu thực sự có thể vượt mức giá cao trong 52 tuần, nhưng cuối cùng lại đóng cửa dưới mức cao trước đó, cho nên giá sẽ không được công nhận.

Điều tương tự cũng được áp dụng khi một cổ phiếu tạo mức thấp 52 tuần mới trong phiên giao dịch nhưng không đóng cửa ở mức thấp 52 tuần mới. Trong những trường hợp này, việc không đạt tới mức đóng cửa 52 tuần Cao/Thấp mới có thể là khá nhiều.

Việc sử dụng mức giá 52 tuần Cao/Thấp là để giúp xác định điểm gia nhập hoặc điểm rời khỏi thị trường cho một cổ phiếu nhất định. Ví dụ, các nhà giao dịch chứng khoán có thể mua một cổ phiếu khi giá vượt qua mức cao nhất trong 52 tuần hoặc bán khi giá giảm xuống dưới mức thấp nhất trong 52 tuần. Lí do đằng sau chiến lược này là nếu giá vượt ra khỏi phạm vi 52 tuần (cả khoảng trên hoặc dưới), thì sẽ có đủ động lực để giá tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng.

Theo nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008, khối lượng giao dịch trong một cổ phiếu tăng đột biến khi nó vượt qua rào cản 52 tuần. Các cổ phiếu nhỏ vượt qua mức cao nhất trong 52 tuần của chúng tạo ra mức tăng thêm 0,6275% trong tuần tiếp theo. 

Tương tự như vậy, các cổ phiếu lớn tạo ra mức tăng 0,1795% trong tuần tiếp theo. Tuy nhiên, theo thời gian, hiệu ứng của mức giá 52 tuần Cao/Thấp trở nên rõ rệt hơn đối với các cổ phiếu lớn. Tuy nhiên, trên cơ sở tổng thể, các phạm vi giao dịch này có ảnh hưởng nhiều hơn đến các cổ phiếu nhỏ so với các cổ phiếu lớn.

Ví dụ về Mức giá 52 tuần Cao/Thấp

Giả sử rằng cổ phiếu ABC giao dịch ở mức giá cao nhất là 100 đô la và thấp nhất là 75 đô la trong một năm. Sau đó, mức giá 52 tuần Cao/Thấp của nó là 100 đô la và 75 đô la. Thông thường, 100 đô la được coi là mức kháng cự trong khi 75 đô la được coi là mức hỗ trợ. Điều này có nghĩa là các nhà giao dịch sẽ bắt đầu bán cổ phiếu khi nó đạt đến mức đó và họ sẽ bắt đầu mua nó khi nó đạt đến 75 đô la. 

Nếu nó phá vỡ một trong hai đầu của phạm vi, thì các nhà giao dịch sẽ bắt đầu các vị thế mua hoặc bán mới, tùy thuộc vào mức cao 52 tuần hay thấp 52 tuần bị phá vỡ.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.