|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược Mirror trading (Mirror Trading Strategy) là gì? Đặc điểm, lợi ích và hạn chế

12:23 | 23/04/2020
Chia sẻ
Chiến lược Mirror trading (tiếng Anh: Mirror Trading) là chiến lược cho phép các nhà đầu tư sao chép cách giao dịch của các nhà đầu tư ngoại hối có kinh nghiệm, đã thành công, và từ đó, áp dụng các giao dịch vào tài khoản của mình.
Chiến lược Mirror trading (Mirror Trading Strategy) là gì? Đặc điểm, lợi ích và hạn chế - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Twitter)

Chiến lược Mirror trading

Khái niệm

Chiến lược Mirror trading trong tiếng Anh là Mirror Trading. 

Chiến lược Mirror trading là một chiến lược cho phép các nhà đầu tư sao chép cách giao dịch của các nhà đầu tư ngoại hối có kinh nghiệm và thành công, và từ đó, thực hiện các giao dịch tương tự áp dụng trong chính tài khoản của mình.

Chiến lược Mirror trading là một phương pháp lựa chọn giao dịch được sử dụng chủ yếu trong thị trường ngoại hối (Forex).

Chiến lược Mirror trading ban đầu chỉ dành cho các tổ chức nhưng sau đó đã được cung cấp cho các nhà đầu tư cá nhân thông qua nhiều phương tiện khác nhau.

Kể từ khi bắt đầu vào giữa những năm 2000, chiến lược Mirror trading đã truyền cảm hứng cho các chiến lược tương tự khác, chẳng hạn như giao dịch sao chép (Copy trading) và giao dịch xã hội (Social trading).

Đặc điểm của Chiến lược Mirror trading

Bản chất tự động hóa của chiến lược Mirror trading có thể giúp các nhà đầu tư không đưa ra quyết định giao dịch dựa trên cảm xúc.

Các nhà chiến lược Mirror trading trong thị trường ngoại hối thường sẽ sử dụng nền tảng giao dịch của nhà môi giới, để kiểm tra lịch sử và chi tiết của các chiến lược giao dịch khác nhau. Ở Mỹ, các nhà đầu tư thường dùng phần mềm MetaTrader version 4 hoặc 5 để giao dịch.

Sau khi nghiên cứu đặc điểm về hiệu suất, nhà giao dịch từ đó có thể chọn chiến lược giao dịch thuật toán từ các tùy chọn có sẵn dựa trên mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro, vốn đầu tư và tài sản mong muốn để đầu tư.

Ví dụ: nếu nhà giao dịch có khả năng chịu rủi ro ở mức thấp nhất, họ có thể chọn chiến lược mirror trading, chiến lược có tỉ lệ rút tiền tối đa thấp.

Khi một nhà giao dịch có chiến lược thực hiện giao dịch của họ, các giao dịch này được sao chép qua tài khoản của người sử dụng chiến lược mirror trading bằng phần mềm tự động, với mục đích sao chép các kết quả tương tự.

Ở Mỹ, các nhà môi giới ngoại hối nổi bật cung cấp chiến lược Mirror trading bao gồm AvaTrade, FXCM và Dukascopy.

Lợi ích của Chiến lược Mirror trading

- Giảm cảm xúc: Bởi vì chiến lược Mirror trading xác định thời gian giao dịch được mở, đóng hoặc cải thiện, nó sẽ loại bỏ sự căng thẳng khi nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch.

Điều này đặc biệt hữu ích cho các nhà đầu tư mới vào. Thay vì lo lắng về sự biến động hằng ngày của thị trường, một nhà đầu tư có thể chỉ cần kiểm tra hiệu suất của tài khoản giao dịch theo chiến lược Mirror trading của họ vào cuối mỗi tuần và rồi chỉ cần xác định xem có muốn tiếp tục sử dụng chiến lược hay không.

- Kết quả được xác thực: Các nhà môi giới thị trường ngoại hối đề xuất chiến lược mirror trading thường nghiên cứu, kiểm tra và xác thực kết quả giao dịch của các chiến lược họ đã đề xuất. Điều này giúp họ lọc ra các giao dịch thua lỗ.

Chẳng hạn, trước khi một chiến lược mới được chấp nhận sử dụng, một nhà môi giới có thể yêu cầu nó phải có hồ sơ theo dõi lợi nhuận 12 tháng với giới hạn rút tiền tối đa cụ thể.

Khi chọn một nhà môi giới ngoại hối cung cấp chiến lược Mirror trading, các nhà đầu tư nên hỏi xem kết quả của chiến lược đã được xác minh như thế nào để đảm bảo nó đã trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt.

Hạn chế của Chiến lược Mirror trading

- Tính mạnh mẽ của các chiến lược: một số chiến lược Mirror trading có thể chỉ cho kết quả tốt trong các điều kiện thị trường nhất định.

Ví dụ: một chiến lược có thể hoạt động tốt trong các thị trường đang có xu hướng, nhưng hoạt động kém hơn trong thị trường giao dịch đường ống (Range bound market).

Các nhà đầu tư nên kiểm tra kết quả của một chiến lược trong các môi trường thị trường khác nhau để đảm bảo tính mạnh mẽ của nó.

- Đánh giá rủi ro: mặc dù rất đơn giản để xem liệu tài khoản sử dụng chiến lược mirror trading có tạo ra lợi nhuận hay không, nhưng việc xác định mức rủi ro và những mạo hiểm đã được thực hiện để tạo ra lợi nhuận đó thường khó khăn hơn.

Ví dụ, một chiến lược đã mang lại lợi nhuận 300% trong 12 tháng qua, nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng phân tích sâu hơn về chiến lược mới biết rằng, để đạt được kết quả đó, nhà đầu tư sẽ phải chịu mức thua lỗ (Drawdown) 80%.

Gian lận trong chiến lược Mirror trading

Năm 2017 Deutsche Bank đã bị các nhà quản lí Mỹ và Anh phạt 630 triệu USD vì các giao dịch được gọi là "chiến lược Mirror trading".

Tuy nhiên, tài liệu tham khảo này không đề cập đến các nhà đầu tư cá nhân theo sau các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, mà là đề cập đến một cách rửa tiền.

Cổ phiếu nước Nga đã được mua thông qua Deutsche Bank tại Moscow (bằng đồng Rub), và các cổ phiếu tương tự đã được bán cho Deutsche Bank ở London (bằng USD). Điều này đã tạo ra một đường ống rửa tiền đã diễn ra trong vài năm. Hoạt động gian lận này không nên bị nhầm lẫn với mirror trading hợp pháp.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.