Một số tiêu chuẩn sản phẩm của Phần Lan
Qui định về tiêu chuẩn sản phẩm của Phần Lan
Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của EU và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường châu Âu.
Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lí để có được tiêu chuẩn CE Marking.
Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.
Các sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn CE
- Máy móc công nghiệp.
- Thiết bị điện và điện tử bao gồm AC 50V~1.000V, DC 75V~1.500V.
- Thiết bị điện và điện tử.
- Thiết bị y tế.
- Thiết bị y tế cấy dưới da.
- Các thiết bị y tế ống nghiệm.
- Thang máy.
- Sản phẩm chống cháy nổ.
- Đồ chơi trẻ em.
- Thiết bị áp lực đơn.
- Thiết bị khí đốt.
- Thiết bị đầu cuối, truyền thông có dây và không dây.
- Thiết bị cân không tự động.
- Thiết bị bảo vệ cá nhân.
- Nồi hơi nước nóng.
- Vật liệu xây dựng.
- Cáp dùng cho giao thông vận tải cá nhân.
- Thiết bị áp lực.
- Các loại thuốc nổ dân dụng.
- Du thuyền.
- Dụng cụ đo lường.
- Thùng để đóng gói.
- Pháo hoa.
Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được EU qui định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau, qui định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số qui định chung như sau:
- Kích thước của biểu tượng dấu "CE" khi tăng hay giảm thì tỉ lệ vẫn phải được giữ nguyên.
- Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm.
- Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Phần Lan
Theo thống kê của Cơ quan thống kê Phần Lan, kể từ năm 2015 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Phần Lan đạt mức độ tăng trưởng ổn định.
Kim ngạch xuất khẩu gia tăng khá cao trong khi kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm đáng kể. Do vậy, cán cân thương mại luôn được duy trì ở mức độ xuất siêu.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Phần Lan có tốc độ tăng trưởng ổn định như hàng dệt may, da giày, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị hình ảnh, quang học. Đặc biệt mặt hàng cao su, giấy, thiết bị viễn thông, âm thanh năm 2018 tăng mạnh với tốc độ tương ứng 198,8%; 113,9% và 124,7% so với năm 2017.
Nhập khẩu của Việt Nam từ Phần Lan có xu hướng giảm mạnh về tốc độ từ 19,6% tăng trưởng năm 2016 xuống 0,99% năm 2017 và đặc biệt năm 2018 giảm mạnh về xuống còn 108,95 nghìn EUR, giảm 14,9,% so với năm 2017.