Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Phần Lan
Thông tin cơ bản về Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Phần Lan
Thời gian kí kết: 13/9/1993.
Nơi kí kết: Helsinki.
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Phần Lan được kí kết với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế vì lợi ích của cả hai nước, đồng thời duy trì những điều kiện công bằng và thỏa đáng đối với những đầu tư của các nhà đầu tư Bên kí kết này trên lãnh thổ của Bên kí kết kia.
Việt Nam và Pháp nhận thấy rằng việc xúc tiến và bảo hộ lẫn nhau cho những đầu tư như vậy, sẽ hỗ trợ cho sự mở rộng các quan hệ kinh tế giữa hai Bên kí kết và khuyến khích các hoạt động đầu tư.
Khuyến khích và bảo hộ đầu tư
Trên cơ sở chính sách chung trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, mỗi Bên kí kết sẽ khuyến khích những đầu tư của nhà đầu tư Bên kí kết kia trên lãnh thổ của mình, đồng thời sẽ tiếp nhận những đầu tư đó phù hợp với Luật pháp của mình.
Mỗi Bên kí kết sẽ luôn luôn đảm bảo đối xử công bằng, thỏa đáng đối với những đầu tư của các nhà đầu tư Bên kí kết kia và sẽ không làm ảnh hưởng tới việc quản lí, duy trì, sử dụng, hưởng hoặc định đoạt những đầu tư đó.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xác định khả năng tài chính và kết quả của các hoạt động liên quan tới đầu tư trên lãnh thổ của một trong các Bên kí kết.
Mặc dù có những yêu cầu về kế toán và kiểm toán, các Bên kí kết vẫn cho phép sự đầu tư được áp dụng chế độ kế toán, kiểm toán phù hợp với tiêu chuẩn mà quốc gia của nhà đầu tư yêu cầu và theo tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận, như Tiêu chuẩn kế toán quốc tê (IAS) do Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế đưa ra. Kết quả của việc kế toán kiểm toán như vậy sẽ được áp dụng tự do đối với nhà đầu tư.
Đền bù đối với những tổn thất theo qui định
Những nhà đầu tư của mỗi Bên kí kết có đầu tư trên lãnh thổ của Bên kí kết kia bị tổn thất do xung đột vũ trang, bao gồm chiến tranh, tình trạng khẩn cấp toàn quốc, hoặc các rối loạn dân sự hoặc các sự kiện tương tự khác trên lãnh thổ của Bên kí kết kia, thì sẽ được Bên kí kết kia hoàn trả, bồi thường, đền bù hoặc cách giải quyết khác, không kém thuận lợi so với đối xử mà Bên kí kết dành cho các nhà đầu tư của bất kì nước thứ ba nào.
Những nhà đầu tư của mỗi Bên kí kết chịu những tổn thất tại lãnh thổ của Bên kí kết kia trong bất cứ tình huống nào nêu trên do việc tài sản bị trưng dụng, hoặc bị phá hủy bởi những lực lượng cơ quan có thẩm quyền của Bên kí kết kia tiến hành, thì sẽ được đền bù hoặc bồi thường nhanh chóng tương đương và có hiệu quả.
Tranh chấp giữa nhà đầu tư và một Bên kí kết
Bất cứ tranh chấp nào phát sịnh giữa một Bên kí kết và nhà đầu tư của Bên kí kết liên quan tới việc giải thích, hoặc áp dụng Hiệp định này nếu có thể sẽ được giải quyết thông qua thương lượng.
Nếu vụ tranh chấp đó không thể giải quyết được như vậy trong vòng 6 tháng kể từ ngày vụ tranh chấp đó được một Bên kí kết nêu ra, thì theo đề nghị của một trong các Bên kí kết, vụ tranh chấp sẽ đưa ra trọng tài giải quyết dứt điểm.
Thủ tục trọng tài được áp dụng là qui chế trọng tài của Uỷ ban Liên hợp quốc tế về Luật thương mại quốc tế do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 15/12/1976.
Chi tiết về Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Phần Lan