|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Một số lưu ý khi xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế vào EU

06:46 | 22/04/2020
Chia sẻ
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế để kinh doanh trong mùa dịch COVID-19. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang thị trường EU, cần đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về mặt hàng này.

Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg đưa ra khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế để kinh doanh trong mùa dịch COVID-19.

Nhiều doanh nghiệp đã liên hệ tìm các đối tác để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, bên cạnh đó nhờ hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên EU liên hệ tìm đối tác.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về mặt hàng này.

Ví dụ, dán nhãn CE (thích ứng với các qui định của EU), hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE – để xuất khẩu vào riêng từng quốc gia (website: https://standards.cen.eu/dyn/www/f?p=CENWEB:5:::NO:::).

Do vậy, việc sản xuất đại trà khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế mà không theo tiêu chuẩn kĩ thuật nào, thì rất có thể sẽ không xuất khẩu được vào EU và gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế nếu không tiêu thụ được ở các thị trường khác.

Doanh nghiệp có thể tham khảo tiêu chuẩn về khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế tại:

Website: https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/IP_20_502

Tổ chức chứng nhận CE tại các nước thành viên, trong đó tại Bỉ có thể tham khảo tại:

Website: https://www.centexbel.be/

Một số lưu ý khi xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế vào EU - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: vietnamexport)

Chứng nhận CE đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường EU 

Đối với mặt hàng khẩu trang thông thường không cần nhãn CE. Đối với khẩu trang kháng khuẩn và khẩu trang y tế cần nhãn CE khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh, EU đã có thông báo nới lỏng các tiêu chuẩn cho các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế. 

Chi tiết xem tại: https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/ip_20_502

Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.

Khi một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, và bảo vệ môi trường của EU.

Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

Các nhà sản xuất cần cân nhắc trước khi tuyên bố hợp chuẩn:

- Đảm bảo sản phẩm phù hợp với tất cả các yêu cầu trên toàn EU.

- Xác định xem liệu có thể tự đánh giá sản phẩm của mình là hợp chuẩn hay cần phải có chứng nhận của cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định.

- Lập một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp.

- Dự thảo và ký một tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn EU.

- Khi sản phẩm được gắn nhãn CE, nếu cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến việc gắn nhãn CE.

Các sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn CE

- Máy móc công nghiệp.

- Thiết bị điện và điện tử bao gồm AC 50V~1.000V, DC 75V~1.500V.

- Thiết bị điện và điện tử.

- Thiết bị y tế.

- Thiết bị y tế cấy dưới da.

- Các thiết bị y tế ống nghiệm.

- Thang máy.

- Sản phẩm chống cháy nổ.

- Đồ chơi trẻ em.

- Thiết bị áp lực đơn.

- Thiết bị khí đốt.

- Thiết bị đầu cuối, truyền thông có dây và không dây.

- Thiết bị cân không tự động.

- Thiết bị bảo vệ cá nhân.

- Nồi hơi nước nóng.

- Vật liệu xây dựng.

- Cáp dùng cho giao thông vận tải cá nhân.

- Thiết bị áp lực.

- Các loại thuốc nổ dân dụng.

- Du thuyền.

- Dụng cụ đo lường.

- Thùng để đóng gói.

- Pháo hoa.

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được EU qui định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau qui định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số qui định chung như sau:

- Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỉ lệ vẫn phải được giữ nguyên.

- Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm.

- Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.

Phùng Nguyệt

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.