|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Một số lưu ý khi tiếp cận thị trường Nhật Bản

21:14 | 31/03/2020
Chia sẻ
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tổng hợp, về cơ bản hàng hóa nước ngoài được tự do nhập khẩu vào Nhật Bản. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản cũng qui định một số danh mục hàng hóa bị cấm, hạn chế nhập khẩu và danh mục hàng hóa cần được cấp phép hoặc kiểm tra khi nhập khẩu.
Một số lưu ý khi tiếp cận thị trường Nhật Bản - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: artforia)

Một số lưu ý khi tiếp cận thị trường Nhật Bản

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tổng hợp, về cơ bản hàng hóa nước ngoài được tự do nhập khẩu vào Nhật Bản. 

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản cũng qui định một số danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu và danh mục hàng hóa cần được cấp phép hoặc kiểm tra khi nhập khẩu.

Giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu được yêu cầu đối với một số hàng hoá nhất định, bao gồm: các vật liệu nguy hiểm, động vật, thực vật, các chất dễ hư hỏng; trong một số trường hợp cụ thể khác, là các mặt hàng có giá trị cao. 

Qui định cấp phép chỉ áp dụng đối với các mặt hàng bị kiểm soát hạn ngạch nhập khẩu, bao gồm một số sản phẩm cá và các chất bị kiểm soát được liệt kê trong Nghị định thư Montreal.

Nhãn mác hàng hóa

Luật Nhật Bản yêu cầu chứng nhận và ghi nhãn sản phẩm, cụ thể là: nhãn sản phẩm cho hàng dệt, thiết bị và dụng cụ điện, sản phẩm nhựa và hàng gia dụng, hàng tiêu dùng. Đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu không bắt buộc phải ghi nhãn quốc gia, trừ một số loại đồ uống và thực phẩm đòi hỏi phải dán nhãn, đánh dấu thông tin thành phần chi tiết. 

Nhãn giả hoặc gây hiểu nhầm hiển thị tên (hoặc cờ) quốc gia khác với nước xuất xứ, hay tên của nhà sản xuất là không được phép nhập khẩu vào Nhật bản. 

Tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản

Tiêu chuẩn các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản bắt buộc là phải qua kiểm tra sản phẩm, không thể bán ở nước sở tại mà không có chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn qui định.

Các luật chính qui định các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm tại Nhật Bản, bao gồm: 

- Luật về Thiết bị điện và Luật An toàn Vật liệu.

- Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng.

- Luật Tiện ích khi đốt Công nghiệp

- Luật Vệ sinh Thực phẩm

- Luật Dược phẩm.

- Luật Giao thông đường bộ.

- Luật Tiêu chuẩn Xây dựng.

Hai cơ quản lí đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động thiết lập tiêu chuẩn ở Nhật Bản, đó là: 

- Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JIS). 

- Ủy ban Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật bản (JAS). 

Các nhà xuất khẩu có ý định thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần có được các dấu chứng nhận JIS, JAS hoặc Ecomark, cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu các loại khác cho sản phẩm của mình, để đảm bảo rằng các sản phẩm này đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu tại thị trường Nhật Bản. Từ đó dễ dàng cho việc tiêu thụ hàng hóa. 

Hơn nữa, thực tế cho thấy nếu chất lượng của một sản phẩm đã được thị trường Nhật Bản chấp thuận, thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt được ở các thị trường khác.

Hạn ngạch thuế quan

Nhật Bản duy trì hạn ngạch thuế quan (TRQ) chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực nông sản. Tất cả các hạn chế dưới hình thức TRQ của Nhật Bản đều tuân thủ chặt chẽ cam kết của nước này trong khuôn khổ WTO và Nhật Bả,n duy trì mức độ mở cửa thị trường như cam kết trong WTO. 

Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp là cơ quan trực tiếp phê duyệt phân bổ hạn ngạch. Thủ tục phê duyệt của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp tương đối phức tạp, bao gồm việc lấy ý kiến của các tổ chức khác, như các hiệp hội công, nông nghiệp. 

Các hạn ngạch cho các mặt hàng gạolúa mì và lúa mạch, các sản phẩm từ sữa do doanh nghiệp thương mại nhà nước (doanh nghiệp có đặc quyền nhập khẩu) thực hiện. Các sản phẩm khác có thể do các doanh nghiệp nhập khẩu theo hạn ngạch được cấp. 

TRQ của Nhật Bản được phân bổ một lần trong năm tài chính. Số lần phân bổ có thể được bổ sung tùy thuộc vào tình hình cung ứng thực phẩm, giá thực phẩm và các yếu tố khác. Hạn ngạch nhập khẩu được phân bổ theo số lượng được nhập khẩu, chứ không phân theo giá trị nhập khẩu. 

Nhật Bản áp dụng hai cách thức phân bổ hạn ngạch nhập khẩu: 

- Phân bổ cho các công ty thương mại để nhập khẩu.

- Phân bổ tới người sử dụng hàng hóa (các nhà sản xuất và các tổ chức sử dụng mặt hàng nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất). 

Đôi khi Nhật Bản áp dụng cả hai hệ thống phân bổ hạn ngạch tùy từng trường hợp cụ thể. Thông thường, việc cấp hạn ngạch sẽ được thực hiện theo cơ sở đăng kí trước, thì được phân bổ trước cho đến khi hết hạn ngạch. 

Do đó, chỉ có doanh nghiệp hoạt động tại nước nhập khẩu mới hiểu rõ nhất về cơ chế cấp hạn ngạch. Chỉ khi có được chứng nhận về hạn ngạch được phân bổ, doanh nghiệp nhập khẩu mới có quyền nhập khẩu theo số lượng qui định.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phùng Nguyệt