|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản

17:44 | 01/02/2020
Chia sẻ
Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam mong muốn kí kết một Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần, ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản - Ảnh 1.

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản. (Ảnh minh họa. Nguồn: freepik)

Thông tin cơ bản về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam mong muốn kí kết một Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập.

Mục đích kí kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách:

- Miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt nam cho các đối tượng cư trú của nước kí kết hiệp định;

- Khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt nam đã nộp tại nước kí kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.

Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lí cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế Nhật Bản trong công tác quản lí thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản. 

Các loại thuế áp dụng trong Hiệp định

1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước kí kết hoặc chính quyền địa phương của Nước đó, đánh vào thu nhập, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào. 

2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập bao gồm các khoản thuế đối với lợi tức từ việc chuyển nhượng bất kì tài sản nào, các loại thuế đánh trên tổng số tiền công hoặc tiền lương do các xí nghiệp chi trả cũng như các loại thuế đánh trên phần giá trị giá tài sản tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhập. 

3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định.

Tại Việt Nam

- Thuế thu nhập cá nhân;

 - Thuế lợi tức; 

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; 

- Thuế đối với các nhà thầu nước ngoài (trong phạm vi được coi như là thuế thu trên lợi tức); 

- Thuế đối với các nhà thầu phụ nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (trong phạm vi được coi như là thuế thu trên lợi tức);

- Thuế đối với tiền bản quyền.

Tại Nhật Bản

- Thuế thu nhập; 

- Thuế công ty;

- Các loại thuế cư trú của địa phương.

4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự hay về căn bản giống như các loại thuế trên, dù đó là thuế mang tính quốc gia hay mang tính địa phương, được ban hành sau ngày ký kết Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế nêu ở trên. 

Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước kí kết sẽ thông báo cho nhau biết những thay đổi cơ bản trong luật thuế của từng Nước, trong một thời gian hợp lí sau khi có những sự thay đổi này. 

Qui định áp dụng Hiệp định

Tại Việt Nam

Đối với các khoản thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế được chi trả vào ngày hoặc sau ngày 1/1 của năm dương lịch sau năm Hiệp định này có hiệu lực. 

Đối với các loại thuế khác thu trên thu nhập, lợi tức hay lợi tức chuyển nhượng tài sản phát sinh trong bất kì năm tính thuế nào bắt đầu vào ngày hoặc sau ngày 1/1 của năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định này có hiệu lực. 

Tại Nhật Bản

Đối với các khoản thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế được chi trả vào ngày hoặc sau ngày 1/1 của năm dương lịch sau năm Hiệp định này có hiệu lực.

Đối với các loại thuế khác được coi như là thuế trong bất kì năm tính thuế nào bắt đầu vào ngày hoặc sau ngày 1/1 của năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định này có hiệu lực.

Đối với các loại thuế khác được coi như là thuế trong bất kì năm tính thuế nào bắt đầu vào ngày hoặc sau ngày 1/1 của năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định này có hiệu lực.

Chi tiết về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản 

Phùng Nguyệt