|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

03:40 | 28/02/2020
Chia sẻ
Hiện nay, Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Mĩ và Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) của Việt Nam. Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Nhật Bản chiếm 8% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản - Ảnh 1.

Quốc kì của Nhật Bản.

Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Địa chỉ thương vụ: 50-11 Motoyoyogicho, Shibuya-ku, Tokyo 151-0062, Japan.

Điện thoại: + 81 3 3466 3315

Fax: +81 3 3466 3360

Email: jp@moit.gov.vn

Tham tán thương mại: Ông Tạ Đức Minh.

Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản

Một số Hiệp định hai bên đã kí kết

Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản.

Ngày 14/11/2003, kí kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt – Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).

VJEPA là một thỏa thuận song phương mang tính toàn diện, bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật...

Quan hệ thương mại song phương

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước có tính bổ sung rõ rệt, về cơ bản không cạnh tranh trực tiếp với nhau.

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như dệt maygiày dép các loạithủy sảnrau quảgỗ và sản phẩm gỗphân bón, hóa chất, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác...

Ngược lại, Nhật Bản là nước có thế mạnh cung cấp những mặt hàng quan trọng gồm: máy móc thiết bị có chất lượng và công nghệ cao. Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, trong đó có một phần đáng kể phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. 

Cụ thể như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, linh kiện, phụ tùng ô tô...

Về thặng dư thương mại năm 2017, Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản khoảng 249 triệu USD. Đến hết tháng 2/2018, Việt Nam bị thâm hụt thương mại nhẹ (khoảng 5 triệu USD) từ Nhật Bản.

Bnews đưa tin, trong gần nửa thế kỉ qua, quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển, nhất là từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (năm 2009) và nâng tầm lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2014.

Hiện nay, Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Mĩ và Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) của Việt Nam.

Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Nhật Bản chiếm 8% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới.

Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm gần 8% tổng kim ngạch xuất khẩu; và nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 15,28 tỉ USD, tăng gần 4% so với cùng kì năm 2018. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 7,35 tỉ USD, tương đương so với cùng kì 2018.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản - Ảnh 1.

Kim ngạch ngoại thương Việt Nam - Nhật Bản. (Đơn vị: tỉ USD)

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản - Ảnh 2.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản - Ảnh 3.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn năm 2007 - 2014.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản - Ảnh 4.

Nguồn: VCCI

 

N. Lê