TP.HCM sẽ có khu đô thị khoa học sáng tạo
Khu đô thị mới Cổ Nhuế, người dân xin giữ nguyên và chỉnh trang lại các khu dân cư | |
Quy hoạch huyện Gia Lâm thành Khu đô thị lớn, không phải huyện nông thôn |
Tại buổi làm việc với chính quyền thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, ngày 19- 3, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, cho biết ông rất ấn tượng về mô hình thành phố khoa học sáng tạo của Tsukuba.
Trong đó, đặc biệt là các chính sách thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu, làm việc và sinh sống( hiện có hai nhà khoa học đoạt giải Nobel sống tại Tsukuba) các giải pháp về quy hoạch và quản lý đô thị nhằm tạo động lực cho TP Tsukuba phát triển.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, TP.HCM đang hoàn thiện kế hoạch xây dựng và phát triển khu đô thị sáng tạo nhằm kết nối 3 quận của thành phố là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức để xây dựng một hệ sinh thái thuận lợi nhằm đẩy mạnh phong trào đổi mới sáng tạo, khai thác tiềm lực của cộng đồng tri thức trẻ địa phương.
Quận 2 là khu trung tâm tài chính tương lại trong khi quận 9 là khu vực phát triển khoa học công nghệ với trung tâm là Khu Công nghệ cao còn quận Thủ Đức là khu vực tập trung nhiều trường Đại học chất lượng cao của Thành phố.
Cư dân thành phố Tsukuba đến làm thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính Tsukuba. Ảnh: X.T |
"Việc tham khảo mô hình thành phố khoa học Tsukuba sẽ giúp chúng tôi có cơ sở xây dựng một khu đô thị hình mẫu ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống", ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân trao quà kỷ niệm cho Thị trưởng thành phố Tsukuba - Ảnh: T.Đ.TUÂN |
Tại buổi làm việc, ông Igarashi Tastuo, Thị trưởng Tsukuba, cho biết thành phố khoa học Tsukuba là một dự án quốc gia của Nhật được thực hiện trên một khu vực trải rộng 6km từ đông sang tây và 18km từ bắc xuống nam ở phía nam tỉnh Ibaraki.
Khu vực 2.700 ha này được phát triển thành một thành phố khoa học qui hoạch bao gồm các nhà ở lân cận, các cơ sở giáo dục và thương mại, các văn phòng, các viện thử nghiệm và nghiên cứu quốc gia.
Ngoài ra, để có được sự cân bằng giữa các khu vực bên trong thành phố với các vùng lân cận, chính quyền Tsukuba còn chú trọng phát triển khu vực ngoại vi.
Thành phố khoa học Tsukuba có 250.000 dân, được thành lập nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo, di chuyển một phần dân cư khỏi Tokyo.
Hiện Tsukuba được phân ra làm hai vùng chính là vùng nghiên cứu hàn lâm và vùng phát triển ngoại vi.
Sau buổi làm việc Đoàn đại biểu TP.HCM quyết định cử Lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc ở lại tiếp tục làm việc, thảo luận với các đơn vị liên quan, tham quan thực tế để tìm hiểu sâu hơn về hình mẫu đô thị khoa họccủa Tsukuba, từ đó hoàn thiện kế hoạch xây dựng Khu Đô thị Sáng tạo của Thành phố.