|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lời khuyên từ nhà đầu tư cho start-up tham gia gọi vốn trong Shark Tank Việt Nam mùa 2

14:28 | 05/03/2018
Chia sẻ
Sau 16 tập phát sóng, Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên đã khép lại. Trong tập đặc biệt Shark Tank, các nhà đầu tư đã chia sẻ lời khuyên dành cho những mô hình khởi nghiệp tham gia gọi vốn trong mùa thứ hai.
 
loi khuyen tu nha dau tu cho start up tham gia goi von trong shark tank viet nam mua 2 'Cá mập' Shark Tank Việt Nam chỉ ra hàng loạt yếu điểm của dự án cà phê nhượng quyền
loi khuyen tu nha dau tu cho start up tham gia goi von trong shark tank viet nam mua 2 Startup tỏi đen quyết không thỏa hiệp với ‘cá mập’ trong Shark Tank Việt Nam
loi khuyen tu nha dau tu cho start up tham gia goi von trong shark tank viet nam mua 2 Chàng trai 'bột bã mía' nhận 2 tỷ đồng trong Shark Tank Việt Nam

Chặng đường 16 tập phát sóng Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên

Shark Tank Việt Nam là chương trình truyền hình thực tế về đầu tư mạo hiểm, dành riêng cho các start-up Việt Nam. Sau 16 tuần phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 11/11/2017 tới ngày 24/2/2018, Shark Tank đã nhận 500 hồ sơ đăng ký tham gia từ các mô hình kinh doanh trên khắp cả nước. 48 dự án khởi nghiệp được chọn vào vòng thương thuyết với nhà đầu tư, đặc biệt, 22 thương vụ gọi vốn thành công tại chương trình.

Trong mùa đầu tiên, bốn “cá mập” chủ chốt và các nhà đầu tư khách mời đã rót vốn 116 tỷ 651 triệu đồng cho 22 mô hình kinh doanh. “Vua chảo” Sunhouse - ông Nguyễn Xuân Phú - đầu tư nhiều nhất với 28 tỷ 805 triệu. Bà Thái Văn Linh - Giám đốc vận hành & chiến lược Qũy đầu tư VinaCapital đầu tư 26 tỷ 800 triệu đồng. Tổng giám đốc Công ty Cổ phần SAM Holdings đầu tư 26 tỷ 180 triệu đồng. Được nhiều người biết đến là “cá mập kén ăn” vì sau 9 tuần không xuống tiền, ông chủ bất động sản CEN Group quyết định rót 7 tỷ 300 triệu đồng trong những tập còn lại. Dù chỉ xuất hiện trong một số tập nhưng ba nhà đầu tư khách mời, gồm ông Nguyễn Ngọc Thủy, ông Lê Đăng Khoa và bà Trương Lý Hoàng Phi đầu tư khá ấn tượng với số tiền 27 tỷ 870 triệu đồng.

loi khuyen tu nha dau tu cho start up tham gia goi von trong shark tank viet nam mua 2
Bảng giá trị đầu tư trong Shark Tank Việt Nam mùa 1. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Không chỉ thành công kết nối những ý tưởng khởi nghiệp tới các nhà đầu tư, Shark Tank Việt Nam còn mang kinh nghiệm kinh doanh thực tế về định giá, quản trị doanh nghiệp, ý kiến góp ý về sản phẩm của các nhà đầu tư tới start-up. Chương trình mở ra những cơ hội mới cho công ty khởi nghiệp dù gọi vốn thành công hay thương vụ thất bại.

Đỗ Đức Mười - Người sáng lập Transform Studio - là người đầu tiên gọi được vốn trong Shark Tank Việt Nam với 3,1 tỷ đồng từ ông Trần Anh Vương và bà Thái Văn Linh. Anh cho biết: “Shark Tank giống như một chiêu quảng cáo cực lớn. Sau khi chương trình phát sóng, rất nhiều khách hàng liên hệ Transform Studio để đặt hàng”.

Kinh Văn Quân Dao - cô gái từng nhận được đầu tư 3 tỷ đồng từ ông Nguyễn Xuân Phú và ông Phạm Thanh Hưng cho ứng dụng mua sắm thời trang trực tuyến Phleek, nhận định: “Sau khi chương trình phát sóng, nhiều người biến đến Phleek hơn. Thuận lợi lớn nhất Shark Tank mang tới là sự hỗ trợ truyền thông, tiếp thị. Qúy giá hơn, tôi học được sự kiên nhẫn từ nhà đầu tư. Đó là kỹ năng một người khởi nghiệp cần có trong mọi bước đi”.

Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên khép lại với nhiều cảm xúc trong lòng khán giả truyền hình. Anh Đỗ Văn Tú - Cán bộ công chức tại Hà Nội chia sẻ: “Tôi không bỏ sót một tập Shark Tank nào. Tôi thích sự gay cấn trong từng thương vụ. Tôi mong chương trình mùa hai sẽ nhanh phát sóng”. Bạn Trần Mai Thu - Sinh viên tại Hà Nội nói: “16 tập Shark Tank quá ngắn. Khi biết chương trình kết thúc ở tập 16, tôi cảm thấy hơi hụt hẫng. Tôi hy vọng Shark Khoa sẽ trở thành nhà đầu tư chính trong chương trình mùa sau”.

“Shark Tank 2018 sẽ có rất nhiều thay đổi”

Trong tập đặc biệt chương trình Shark Tank Việt Nam phát sóng trên kênh youtube TVHUB ngày 3/3 vừa qua, bốn nhà đầu tư chính đã nêu lên những khuyết điểm của start-up khi tham gia Shark Tank mùa đầu tiên và đưa ra lời khuyên cho mô hình khởi nghiệp gọi vốn trong chương trình mùa tiếp theo.

Ông Nguyễn Xuân Phú nhận định vấn đề lớn nhất của hầu hết công ty khởi nghiệp là không chú trọng ghi chép, hạch toán, từ thủ tục pháp lý đến sổ sách chứng từ. Bởi vậy, họ không định giá chính xác doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh sau khi nhận vốn đầu tư khá sơ sài. Tại mùa 2 Shark Tank, ông Phú cho rằng thí sinh tham gia gọi vốn cần chuẩn bị dữ liệu tài chính rõ ràng, minh bạch, kế hoạch chi tiết về giải ngân số vốn gọi được, thuyết trình ngắn gọn, súc tích, chính xác.

Bà Thái Văn Linh cho rằng, các mô hình khởi nghiệp nên chú trọng hơn tới sản phẩm và bài trình bày của mình. “Tôi cảm thấy các start-up vừa qua chưa tập trình bày trước khi bước vào gọi vốn”, bà Linh nói.

Theo ông Trần Anh Vương, Shark Tank 2018 sẽ có rất nhiều thay đổi, số lượng hồ sơ đăng ký tham gia chương trình rất cao. Để được chọn tham gia vòng gọi vốn cuối cùng, các mô hình kinh doanh phải chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, đặc biệt cần định giá công ty chính xác để kêu gọi số tiền hợp lý.

“Shark Tank mùa thứ hai bắt đầu mở cửa tiếp nhận hồ sơ, tôi chúc các bạn trẻ khởi nghiệp tự tin, bản lĩnh, dành cho chương trình sự đầu tư thích đáng. Tôi mong gặp các bạn trong Shark Tank mùa tiếp theo”. ông Phạm Thanh Hưng nói.

Bùi Mến

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.