|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kiểm soát hối đoái (Exchange controls) là gì? Nền tảng của kiểm soát hối đoái

09:56 | 16/10/2019
Chia sẻ
Kiểm soát hối đoái (tiếng Anh: Exchange controls) là những hạn chế do chính phủ áp dụng đối với việc mua và (hoặc) bán tiền tệ.
forex

Hình minh họa (Nguồn: nigeriatradeinfocenter.com)

Kiểm soát hối đoái (Exchange controls)

Khái niệm

Kiểm soát hối đoái (hay kiểm soát ngoại hối) trong tiếng Anh là Exchange controls.

Kiểm soát hối đoái là những hạn chế do chính phủ áp dụng đối với việc mua và (hoặc) bán tiền tệ. Những biện pháp kiểm soát này cho phép các quốc gia ổn định tốt hơn nền kinh tế của mình bằng cách hạn chế dòng tiền vào và ra, điều này có thể tạo ra biến động tỉ giá hối đoái. 

Không phải mọi quốc gia có thể sử dụng các biện pháp này, ít nhất là theo cách hợp pháp. Theo Điều 14 của Điều khoản Thỏa thuận của Quĩ Tiền tệ Quốc tế, chỉ cho phép các quốc gia có cái gọi là nền kinh tế chuyển đổi sử dụng các biện pháp kiểm soát trao đổi. 

Nền tảng của kiểm soát hối đoái

Nhiều quốc gia Tây Âu đã thực hiện kiểm soát hối đoái ngay sau Thế chiến II. Các biện pháp đã dần dần được loại bỏ, tuy nhiên khi các nền kinh tế sau chiến tranh trên lục địa tăng trưởng đều đặn (chẳng hạn Vương quốc Anh) đã gỡ bỏ những hạn chế cuối cùng vào tháng 10 năm 1979. 

Các quốc gia có nền kinh tế yếu và (hoặc) đang phát triển thường sử dụng các biện pháp kiểm soát hối đoái để hạn chế đầu cơ đối với tiền tệ của họ. Họ thường đồng thời đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn làm hạn chế số lượng đầu tư nước ngoài vào trong nước.

Kiểm soát hối đoái có thể được thực thi theo một vài cách phổ biến. Một chính phủ có thể cấm sử dụng một loại ngoại tệ cụ thể và cấm người dân địa phương sở hữu nó. Ngoài ra, họ có thể áp đặt tỉ giá hối đoái cố định để ngăn chặn đầu cơ, hạn chế bất kì hoặc tất cả ngoại hối được phê duyệt bởi chính phủ hoặc giới hạn số lượng tiền tệ có thể được nhập khẩu hoặc xuất khẩu từ quốc gia.

Các biện pháp kiểm soát hối đoái

Một công ty chiến thuật đã từng sử dụng các biện pháp kiểm soát tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tiền tệ, họ đã sử dụng một thứ gọi là hợp đồng kì hạn. Với hợp đồng này, những điều khoản hạn chế cho phép việc mua bán một số lượng tiền tệ không khả thương vào một ngày giao dịch nhất định, tại một tỉ lệ được thỏa thuận so với đồng tiền chính. Khi đáo hạn, lãi hoặc lỗ được thanh toán bằng đồng tiền chính vì việc thanh toán bằng loại tiền khác bị cấm bởi các biện pháp kiểm soát.

Việc kiểm soát hối đoái ở nhiều quốc gia đang phát triển không cho phép các hợp đồng kì hạn hoặc chỉ cho phép người dân sử dụng chúng một cách hạn chế, chẳng hạn như để mua hàng nhập khẩu thiết yếu. Hệ quả là tại các quốc gia có kiểm soát hối đoái, hợp đồng kì hạn không giao dịch (non-deliverable forward – NDF) thường được thực hiện ở nước ngoài vì các qui định về nội tệ không thể được thực thi bên ngoài quốc gia.

Các quốc gia có thị trường hợp đồng kì hạn không giao dịch hoạt động ở nước ngoài bao gồm Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc và Argentina.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH