|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (hợp đồng BT) là gì?

17:13 | 15/08/2019
Chia sẻ
Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (tiếng Anh: Build-Transfer, viết tắt: BT) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành, Nhà đầu tư chuyển giao công trình lại cho Nhà nước.
book-on-wooden-table

Hình minh họa: Dự án BT (Nguồn: VOV)

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (Build-Transfer)

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Build-Transfer, viết tắt là BT.

Hợp đồng BT là một hình thức của hợp đồng PPP. Hợp đồng PPP là Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 

Hợp đồng BT (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao) là hợp đồng được giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng. 

Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quĩ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác. (Theo Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư)

Nội dung về hợp đồng BT

Nội dung đề xuất

- Phân tích sự cần thiết và những lợi thế các việc thực hiện Dự án theo hình thức Hợp đồng BT so với các hình thức đầu tư khác;

- Dự kiến công suất, địa điểm, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình, nhu cầu sử dụng đất;

- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có); ảnh hưởng của Dự án đối với môi trường sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh;

- Xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư của Dự án;

- Xác định các loại giá, phí hàng hóa, dịch vụ dự kiến thu từ việc khai thác công trình;

- Các điều kiện, phương thức chuyển giao và tiếp nhận công trình phù hợp với qui định;

- Đề xuất áp dụng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và bảo lãnh Chính phủ (nếu có) phù hợp với qui định;

- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của Dự án;

- Xác định điều kiện thanh toán hoặc điều kiện thực hiện Dự án khác.

Thời hạn Hợp đồng dự án

- Thời hạn Hợp đồng dự án do các Bên thỏa thuận phù hợp với lĩnh vực, qui mô, tính chất của Dự án và có thể được gia hạn hoặc rút ngắn theo các điều kiện qui định tại Hợp đồng dự án.

- Đối với Hợp đồng BT, các Bên phải thỏa thuận cụ thể thời điểm, thời gian xây dựng và chuyển giao Công trình BT. Thời điểm, thời gian hoạt động và kết thúc Dự án khác do các Bên thỏa thuận tùy thuộc vào lĩnh vực, qui mô, tính chất của Dự án phù hợp với qui định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan.

Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án

Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án được áp dụng dưới hình thức bảo lãnh của ngân hàng hoặc biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật dân sự.

Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỉ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án không được thấp hơn 2% tổng vốn đầu tư.

Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỉ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:

- Đối với phần vốn đầu tư đến 1.500 tỉ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án không thấp hơn 2% của phần vốn này;

- Đối với phần vốn đầu tư trên 1.500 tỉ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án không thấp hơn 1% của phần vốn này;

Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án có hiệu lực kể từ ngày Hợp đồng dự án được chính thức đến ngày công trình được hoàn thành. (Theo Nghị định 108/2009/NĐ-CP)

Khai Hoan Chu