|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tiếp tục tăng trong tháng 11

07:00 | 15/12/2018
Chia sẻ
Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11 tăng 9,9% so với tháng 10 lên 333 triệu đồng.

Cụ thể, Bộ NN&PTNT ước tính giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11 đạt 333 triệu USD, đưa tổng giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu 11 tháng đầu năm tăng 19,1% so với cùng kì năm 2017 lên 3,56 tỉ USD.

Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm là Argentina, Mỹ, và Brazil, với thị phần lần lượt là 31,3%, 17,6% và 13,1%.

Các thị trường có giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh so với cùng kì năm 2017 là Brazil (gấp 3,88 lần), Mỹ (gấp 2,88 lần) và Trung Quốc (tăng 44,4%).

Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng này giảm mạnh trong 10 tháng năm đầu năm so với cùng kì 2017 là Italy (giảm 23,8%) và Argentina (giảm 23,5%).

Ngoại trừ lúa mí, nhập khẩu các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác đều tăng trong tháng 11

gia tri nhap khau thuc an chan nuoi va nguyen lieu tiep tuc tang trong thang 11
Trong tháng 11, lúa mì là nguyên liệu duy nhất ghi nhận khối lượng nhập khẩu giảm so với tháng trước, nhưng tính trong 11 tháng đầu năm, khối lượng nhập khẩu mặt hàng này vẫn tăng hơn 14%. Nguồn: Bộ NN&PTNT (đơn vị: tấn).

Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 11 ước đạt 1,3 triệu tấn với giá trị đạt 275 triệu USD.

Lũy kế đến tháng 11, khối lượng ngô nhập khẩu tăng 31,7% so với so với cùng kì năm 2017 lên 9,53 triệu tấn, và giá trị nhập khẩu tăng 40,5% lên 1,98 tỉ USD.

Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 10 tháng đầu năm, chiếm thị phần lần lượt là 50,1% và 15,7% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này.

Đối với lúa mì, nhập khẩu trong tháng 11 dự báo đạt 271.000 tấn với giá trị đạt 64 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm lần lượt tăng 14,3% lên 4,91 triệu tấn và 27,6% lên 1,17 tỉ USD.

Ba thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 10 tháng đầu năm là Nga, Australia và Canada với thị phần lần lượt là 56,3%; 23,9% và 7,6%.

Báo cáo cho biết khối lượng đậu nành nhập khẩu trong tháng 11 đạt 188.000 tấn với giá trị 77 triệu USD. Nhập khẩu đậu nành tăng gần 270% so với tháng 10 có khả năng là do nhập khẩu từ Mỹ gia tăng.

Cuối tháng 10, một tàu chở hơn 69.000 tấn đậu nành Mỹ đã đổi lộ trình từ Trung Quốc tới cảng Phú Mỹ của Việt Nam, theo Bloomberg.

Tính đến tháng 11, tổng khối lượng đậu nành nhập khẩu tăng 11,3% so với năm ngoái lên 1,64 triệu tấn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lyly Cao

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.