Thị trường hàng hóa 13/3: Bèo, thân chuối không bị cấm làm thức ăn chăn nuôi, tổng tấn công dịch tả heo châu Phi
'Chuyện lạ' khi Việt Nam nhập hàng triệu USD ớt Myanmar mỗi năm
Do ớt có thời vụ, lúc thị trường cần nhưng Việt Nam lại không có. Vì vậy, khi thị trường khan hiếm nguồn cung thì ớt Myanmar được đem về Việt Nam để chế biến xuất khẩu sang các nước khác.
Chia sẻ tại Triển Lãm & Hội Nghị Quốc Tế Lần Về Công Nghệ Sản Xuất Và Chế Biến Rau, Hoa, Qủa Tại Việt Nam (HortEx), ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết ở Việt Nam có công ty mỗi năm nhập từ Myanmar tới 2 triệu USD ớt đông lạnh để về chế biến những sản phẩm như tương ớt hoặc tái xuất.
Thuế ngành đường tại Đông Nam Á: Liều thuốc đắng tốt cho sức khỏe
Có một nghịch lý rằng, việc cắt giảm chi phí y tế và tốt cho sức khỏe lại ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà máy và doanh nghiệp sản xuất đường.
Azlan Sohoni, người đàn ông Singapore 47 tuổi bắt đầu ngày mới bằng một cốc nước mầm lúa mạch Nestle Milo, được làm ngọt bằng một muỗng cà phê đường. Anh ấy không thích Diet Coke và Coke Zero.
Dịch tả heo châu Phi bùng phát, Trung Quốc có mua hết 10 triệu tấn đậu nành Mỹ như cam kết?
Khi Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đàm phán để đạt được một thỏa thuận thương mại nhằm thỏa mãn cả hai bên, đậu nành đang nổi lên như một "công cụ" thương lượng mà Bắc Kinh sử dụng làm đòn bẩy cho các cuộc thương lượng.
Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh đã cam kết mua thêm đậu nành từ Mỹ, các nhà phân tích lại đặt câu hỏi rằng nếu Trung Quốc, vốn là nước tiêu thụ đậu nành lớn nhất thế giới, có thực sự quan tâm đến loại hạt này hay không.
Quản lí Thị trường 'tổng tấn công' dịch tả heo châu Phi
Cục Quản lí Thị trường 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đã đồng loạt tăng cường kiểm tra tại các đầu mối giao thông, các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo nhằm ngăn chặn và đối phó dịch tả heo châu Phi.
Theo Tổng cục Quản lí Thị trường (QLTT), tình hình dịch tả heo Châu Phi (ASF) ở Việt Nam đang có dấu hiệu lan rộng, tính đến ngày 12/3 cả nước đã có 14 tỉnh xuất hiện dịch bao gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Điện Biên, Hoà Bình, Hải Dương.
Bèo, thân chuối bị cấm làm thức ăn chăn nuôi?
Trao đổi về Thông tư số 02/2019 "ban hành danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam", ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thực chất Thông tư ban hành là nhằm gia hạn Thông tư 26 (từ năm 2012). Thông tư 02 hầu như giữ nguyên toàn bộ nội dung của Thông tư 26.
Theo đó, Thông tư 26 đã có danh mục các sản phẩm được lưu hành nhưng thông tư đã hết hạn vào ngày 11/2 nên Bộ mới ban hành Thông tư 02, toàn bộ sản phẩm nguyên liệu thức ăn truyền thống có trong Thông tư 26 tiếp tục được lưu hành bình thường. Thông tư ban hành nhằm mục đích gia hạn, để sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn.