|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dịch tả heo châu Phi bùng phát, Trung Quốc có mua hết 10 triệu tấn đậu nành Mỹ như cam kết?

06:53 | 13/03/2019
Chia sẻ
Khi Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đàm phán để đạt được một thỏa thuận thương mại nhằm thỏa mãn cả hai bên, đậu nành đang nổi lên như một "công cụ" thương lượng mà Bắc Kinh sử dụng làm đòn bẩy cho các cuộc thương lượng.
Dịch tả heo châu Phi bùng phát, Trung Quốc có mua hết 10 triệu tấn đậu nành Mỹ như cam kết? - Ảnh 1.

Đậu nành là một công cụ quan trọng trong cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh đã cam kết mua thêm đậu nành từ Mỹ, các nhà phân tích lại đặt câu hỏi rằng nếu Trung Quốc, vốn là nước tiêu thụ đậu nành lớn nhất thế giới, có thực sự quan tâm đến loại hạt này hay không.

Ngoài mức thuế quan do tranh chấp thương mại, lượng nhập khẩu giảm và dịch tả lợn bùng phát ở Trung Quốc đã dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không thể thực hiện cam kết mua thêm đậu nành.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ, ông Sonny Perdue, Trung Quốc đã cam kết mua thêm 10 triệu tấn đậu nành của Mỹ. Bắc Kinh cũng được cho là đã đề nghị mua hơn 30 tỉ USD sản phẩm nông nghiệp của Mỹ mỗi năm như một phần của thỏa thuận thương mại.

Tuy nhiên, số liệu hải quan cho thấy nhập khẩu đậu nành tại Trung Quốc đã giảm trong những tháng gần đây.

Năm 2018, nhập khẩu đậu nành Mỹ của Trung Quốc đã chạm mức thấp nhất trong một thập kỉ. Gần đây, dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu đậu nành trong tháng 2/2019 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm, hay thấp hơn 17% so với cùng kì năm 2017, một phần do mức thuế quan cao đối với đậu nành của Mỹ.

"Xung đột thương mại sẽ đóng một vai trò quan trọng bởi vì Trung Quốc chắc chắn sẽ nhập khẩu ít đậu nành Mỹ hơn", các nhà phân tích của Commerzbank co hay trong một bản tin vào ngày 8/3.

"Số liệu xuất khẩu của Mỹ đã làm tăng mối nghi ngờ về việc liệu Mỹ có mua 10 triệu tấn đậu nành đã hứa hẹn hay không. Những nghi ngờ này vẫn chưa giảm, xuất phát từ số liệu xuất khẩu từ Trung Quôc", các nhà phân tích của ngân hàng này cho hay.

Dịch tả lợn bùng phát gây ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc

Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc phải vật lộn với sự bùng phát của dịch tả lợn Châu Phi. Dịch này làm giảm nhu cầu đậu nành của Trung Quốc, vốn được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi.

Kể từ tháng 8/2018, Trung Quốc đã báo cáo 111 vụ dịch tả lớn châu Phi tại 28 tỉnh và vùng của nước này. Cho đến nay, khoảng 1 triệu con lợn đã bị tiêu hủy trong một nỗ lực nhằm cố gắng kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, theo hãng tin Reuters.

Mặc dù không gây ảnh hưởng đến con người, dịch tả lợn châu Phi - vốn dễ lây lan và gây tử vong cho lợn - vẫn chưa có thuốc chữa cũng như vắc-xin phòng ngừa.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, số lượng đàn lợn đã giảm 13% trong tháng 1/2019 so với cùng kì năm ngoái, trong khi số lượng lợn nái giảm 15% so với năm 2018.

"Dịch tả lợn làm giảm nhu cầu; bạn không thể bù đắp số lượng đã bị tiêu hủy ngay lúc này", ông Darin Friedrichs, chuyên gia tư vấn quản trị rủi ro tại bộ phận hàng hóa của INTL FCStone khu vực châu Á, cho hay.

Ông Friedrichs nói với tờ CNBC rằng thời điểm virus dịch tả lợn được kiểm soát vẫn chưa rõ ràng, và do đó, các nhà nhập khẩu và người sử dụng đậu nành ở Trung Quốc sẽ lo lắng về việc mua thêm đậu nành cho đến khi họ đủ tự tin về quyết định của mình.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều kho dự trữ đậu nành lớn trên toàn cầu, ông Friedrichs nói thêm.

Bất ổn thương mại Mỹ - Trung gia tăng bởi vấn đề đậu nành

Một lí do quan trọng khác khiến các nhà đầu tư không vội mua đậu nành là vì nhiều người hoài nghi về ý nghĩa thiết thực của thỏa thuận thương mại (nếu có) giữa hai nước, theo bà Caroline Bain, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics.

Năm 2017, Mỹ đã xuất khẩu 40 tỉ USD ngũ cốc và đậu nành, trong đó, Trung Quốc chiếm 15,5 tỉ USD, bà Bain lưu ý.

Nếu Trung Quốc chi thêm 30 tỉ USD như lời nước này cam kết đối với đậu nành và ngũ cốc của Mỹ, Trung Quốc sẽ phải chi gấp ba lần so với còn số 15,5 tỉ USD mà nước này chi cho hàng nông sản của Mỹ vào năm 2017, trước khi thuế quan được áp dụng.

Điều đó khó có thể thực hiện được, bà Bain cho biết trong một ghi chú gần đây. Đồng thời, bà nói thêm rằng Trung Quốc không có nhiều nhu cầu cho các loại ngũ cốc khác từ Mỹ vì nhập khẩu lúa mì và ngô của Trung Quốc rất thấp và Trung Quốc về cơ bản là nước tự cung tự cấp.

"Trong khi đó, Mỹ đã cung cấp 85% lượng nhập khẩu lúa miến của Trung Quốc", bà Bain nói. Điều này khiến việc nhập khẩu đậu nành từ Mỹ trở thành vấn đề lớn duy nhất.

Mặc dù các nhà phân tích đã bảo lưu ý kiến về nhu cầu đậu nành của Trung Quốc, Bắc Kinh tuần trước đã nâng dự báo nhập khẩu đậu nành cho vụ mùa 2018 – 2019 lên 85 triệu tấn, tăng so với mức 83,65 triệu tấn công bố trong triển vọng tháng 1/2019.

Thông tin này được đưa ra sau khi Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu cải dầu từ một công ty Canada. Cải dầu là một loại nguyên liệu thay thế phổ biến cho đậu nành.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Nam Thi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.