|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê nội địa chạm đỉnh 110.000 đồng/kg ngày cuối tuần 13/4

06:00 | 13/04/2024
Chia sẻ
Khảo sát mới nhất, giá cà phê trong nước tăng lên mốc 110.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, hai loại cà phê tiếp đà tăng mạnh, trong đó arabica tăng đến hơn 4%.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Theo khảo sát vào lúc 8h40, giá cà phê hôm nay tiếp đà tăng 1.000 đồng/kg ngày cuối tuần.

Cụ thể, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông đang neo ở mức thấp nhất và cao nhất là 109.500 đồng/kg và 110.000 đồng/kg. 

Sau khi điều chỉnh tăng, Lâm Đồng và Đắk Lắk nâng giá thu mua cà phê lên mức tương ứng là 109.000 đồng/kg và 109.800 đồng/kg. 

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

109.800

+1.000

Lâm Đồng

109.000

+1.000

Gia Lai

109.500

+1.000

Đắk Nông

110.000

+1.000

Tỷ giá USD/VND

24.810

0

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

 

Cập nhật thông tin giá cà phê

Theo ghi nhận mới nhất, giá cà phê trên thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh. 

Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2024 được ghi nhận tại mức 3.907 USD/tấn sau khi tăng 1,67%.

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2024 tại New York ở mức 231,05 UScent/pound sau khi tăng 4,86%.

Đại diện các doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê lớn như Nestle Việt Nam, Công ty Cà phê Ngon cũng đề cập vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng cà phê nguyên liệu trong hai năm trở lại đây. Việc thu mua cà phê trong nước ngày càng khó khăn và rủi ro. Do đó, dù đặt mục tiêu duy trì thu mua, tiêu thụ cà phê Việt Nam nhưng doanh nghiệp cũng phải xem xét việc nhập khẩu cà phê từ các quốc gia khác để duy trì hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến.

Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty Simexco Đắk Lắk cho rằng, từ đầu niên vụ cà phê 2023 – 2024 đến nay, ngành cà phê đã vượt qua cơn “đại hồng thuỷ” với những biến động không thể lường trước. Trong khi nông dân trồng cà phê hồ hởi hứng khởi thì các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao.

Việc giá cà phê tăng “chóng mặt” khiến một số đơn vị thu gom huỷ hợp đồng, không giao hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp xuất khẩu không được giao hàng với các đơn đã ký giá thấp, buộc phải mua bù giá cao hơn để giao cho đối tác. Nhưng khi giá cà phê tiếp tục tăng thì doanh nghiệp xuất khẩu lại tiếp tục bị đối tác hủy hợp đồng dẫn đến lỗ chồng lỗ.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Huy, việc huỷ kèo không phải là toàn cảnh bức tranh cà phê Việt Nam, vẫn có những doanh nghiệp dù chịu lỗ cũng bằng mọi cách để giao hàng cho đối tác, theo báo Thông Tấn Xã Việt Nam.

Vấn đề của ngành cà phê là những thách thức lớn hơn như tình trạng suy giảm diện tích, biến đổi khí hậu dẫn đến sụt giảm sản lượng. Vì vậy, đây là lúc các thành viên trong chuỗi cung ứng cà phê cần ngồi lại, trao đổi các vấn đề khó khăn và hợp tác trên tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng phát triển. Đồng thời cũng có sự chọn lọc, loại bỏ dần các đơn vị, đối tác kinh doanh thời vụ, không uy tín ra khỏi chuỗi cung ứng.

“Các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm khảo sát, thống kê diện tích cây cà phê thực tế để có dự báo chuẩn xác về sản lượng và tình hình cung - cầu. Những địa phương trồng cà phê trọng điểm ở khu vực Tây Nguyên cần có giải pháp để tăng sản lượng, chất lượng cà phê thông qua việc cải tạo giống, ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, thích ứng với biến đổi khí hậu.” ông Lê Đức Huy khuyến nghị. 

Thanh Hạ

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.