|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đường ngang công cộng là gì? Trách nhiệm quản lí đường ngang công cộng

15:43 | 25/12/2019
Chia sẻ
Đường ngang công cộng (tạm dịch: Public Level Crossing) là một loại đường ngang mang tính chất phục vụ công cộng.
Đường ngang công cộng là gì? Trách nhiệm quản lí đường ngang công cộng - Ảnh 1.

Đường ngang công cộng (Public Level Crossing) (Ảnh: Railway Technology)

Đường ngang công cộng (Public Level Crossing)

Đường ngang công cộng - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Public Level Crossing.

Luật Đường sắt năm 2017 qui định: "Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác."

Đường ngang công cộng là đoạn đường bộ thuộc quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác. 

Trách nhiệm quản lí đường ngang công cộng

Cục Đường sắt Việt Nam

Đối với đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ:

1. Quản , duy trì trạng thái hoạt động của công trình đường bộ ngoài phạm vi đường ngang; tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

2. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản , bảo trì đường ngang, phòng vệ đường ngang của chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng theo qui định.

3. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo qui định của pháp luật về xây dựng.

Cơ quan quản đường bộ địa phương

1. Thực hiện theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện đối với đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị thuộc phạm vi quản :

a) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản , bảo trì đường ngang, phòng vệ đường ngang của chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng theo qui định;

b) Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản , sử dụng đường sắt chuyên dùng, chính quyền địa phương dỡ bỏ đường ngang không có giấy phép xây dựng; giải tỏa hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang;

c) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo qui định của pháp luật về xây dựng.

2. Quản , duy trì trạng thái hoạt động của công trình đường bộ ngoài phạm vi đường ngang; tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đối với đường ngang công cộng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường bộ đô thị thuộc phạm vi quản .

Ủy ban nhân dân các cấp

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân; tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử kịp thời hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.

2. Quản đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt, hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo qui định về quản , bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.

3. Phối hợp với cơ quan quản đường bộ, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ quản , sử dụng đường ngang trong việc:

a) Kiểm tra đường ngang để đề xuất cơ quan có thẩm quyền thực hiện cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang theo qui định;

b) Đề xuất hình thức tổ chức phòng vệ đường ngang công cộng phù hợp qui định. (Theo Thông tư Số: 25/2018/TT-BGTVT)

Hoàng Huy