Đường lỏng nhập khẩu gia tăng
Chủ tịch Hiệp hội Mía đường: Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt tạo áp lực lên ngành đường | |
Nhà máy từ chối thu mua, mía bán rẻ như cho |
Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thụ đường trong nước.
Ông Phạm Quốc Doanh cho rằng, đây là loại đường không có lợi cho sức khỏe nhưng thuế nhập khẩu cho loại đường này lại là khuyến khích, bởi nếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan có mức thuế là 0%. Các thị trường khác có mức thuế 22,5%.
Cụ thể, năm 2015, lượng đường lỏng nhập khẩu với gần 68.000 tấn.
Riêng nhập khẩu từ 3 thị trường trên gần 65.000 tấn. Năm 2016 với trên 70.000 tấn (nhập khẩu 3 thị trường trên là hơn 68.000 tấn) và năm 2017 là trên 89.000 tấn (nhập khẩu 3 thị trường trên là hơn 86.000 tấn).
Bên cạnh đó, giá nhập khẩu loại đường này cũng ngày một giảm. Trong khi năm 2015 giá nhập khẩu trung bình năm 496 USD/tấn, năm 2016 là 460 USD/tấn và xuống còn 398 USD/tấn năm 2017.
Trong khi đường trong nước tiêu thụ khó khăn, thì lượng đường lỏng nhập khẩu lại tăng. Việc gia tăng nhập khẩu loại đường lỏng này chính là mức thuế nhập khẩu bất hợp lý.
Với mức thuế 0%, việc nhập khẩu đường lỏng vào Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và chiếm phần lớn, ông Phạm Quốc Doanh cho hay.
Đây là loại đường thường được dùng trong nước ngọt, nước giải khát…
Nhiều nước đã tăng thuế nhập khẩu loại đường này, thậm chí một số nước như Philippines không cho nhập khẩu loại đường này để làm nước ngọt.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thị trường giá cả thế giới và trong nước liên tục giảm.
Giá đường bán tại các nhà máy đã bán gần ngang giá đường nhập lậu, có một số nhà máy đã bán thấp hơn giá thành sản xuất, tuy nhiên vẫn rất khó tiêu thụ.
Đến ngày 15/3/2018, các nhà máy đã ép hơn 8,2 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 750.000 tấn đường.
Lượng đường tồn kho tại các nhà máy hơn 530.000 tấn, chiếm hơn 70% so với lượng sản xuất và tại các công ty thương mại là hơn 14.000 tấn.