|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chủ tịch Hiệp hội Mía đường: Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt tạo áp lực lên ngành đường

07:10 | 04/04/2018
Chia sẻ
Ông Phạm Quốc Doanh cho rằng trong bối cảnh giá đường liên tục giảm, ngành đường phải chịu sức ép nhiều phía, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt nữa thì khó khăn chồng chất khó khăn. 
chu tich hiep hoi mia duong de xuat tang thue tieu thu dac biet doi voi nuoc ngot tao ap luc len nganh duong Cả nước tồn kho trên 400.000 tấn đường
chu tich hiep hoi mia duong de xuat tang thue tieu thu dac biet doi voi nuoc ngot tao ap luc len nganh duong Hậu Giang đề ra giải pháp giảm giá thành mía đường
chu tich hiep hoi mia duong de xuat tang thue tieu thu dac biet doi voi nuoc ngot tao ap luc len nganh duong 'Đắng nghét' mùa mía đường

Đầu năm 2018, Bộ Tài chính hoàn thành bản dự thảo 2 phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền đóng gói, trừ nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa. Bộ lý giải đề xuất này nhằm điều tiết tiêu dùng với đồ uống có đường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Theo đó, Bộ đề xuất phương án 1 là áp thuế 10% bắt đầu từ năm 2019. Nếu áp dụng mức này, tổng số thu tăng khoảng 5.005 tỉ đồng. Phương án 2, Bộ Tài chính đưa ra mức thuế suất 20%. Tuy nhiên Bộ bày tỏ lo ngại việc áp dụng thuế suất 20% sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này.

Bộ dẫn chứng tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm đến 2,5% dân số. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì đã tăng nhanh từ 0,6% năm 2000 đã tăng lên 5,3% vào năm 2015, tức hơn 8 lần sau 15 năm. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ… mà việc lạm dụng nước ngọt là căn nguyên.

Hiện nay, nhiều nước trong khu vực đã đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối các loại nước ngọt. Điển hình như Thái Lan đánh mức thuế 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc đối với nước ngọt có ga không cồn và 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc đối với nước ngọt có ga. Lào hiện cũng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt khoảng 5- 10%. Campuchia áp thuế mức thuế 10% đối với mặt hàng này.

3 nước ASEAN là Myanmar, Philippines và Indonesia cũng đang xem xét thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt.

Tuy nhiên, ông Phạm Quốc Doanh- Chủ tịch Hiệp hội Mía đường (VSSA) cho biết hiện nay quan điểm về đường mía có thể gây béo phì giữa các nước còn khác nhau. Nhiều nước cho rằng chất tạo ngọt mới chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thừa cân và nhiều bệnh tim mạch...chứ không phải đường.

"Chỉ cần lượng nhỏ có thể thay thế hàng trăm cân đường", ông Doanh cho hay.

Trả lời phỏng vấn VTV, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia-rượu- nước giải khát Việt Nam nhận định tại Việt Nam chưa có dữ liệu cụ thể về số lượng người mắc bệnh thừa cân, béo phì do sử dụng nước ngọt.

Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng "Trong bối cảnh giá đường liên tục giảm, ngành đường phải chịu sức ép nhiều phía, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt nữa thì khó khăn chồng chất khó khăn".

Từ đầu năm tới nay, giá đường liên tục giảm, lượng tiêu thụ của các nhà máy chậm khiến ngành đường lâm vào cảnh khó khăn. Nông dân cũng chật vật khi giá mía giảm 150.000 - 200.000 đồng/tấn so với vụ sản xuất 2016 - 2017.Chi phí sản xuất của các nhà máy dao động 11.000 - 13.000 đồng/kg. Trong khi đó, một số nhà máy đã phải hạ giá đường xuống còn 11.500 đồng/kg nhưng vẫn phải bán. Trong khi đó, đường nhập lậu bán với giá chỉ 11.000 đồng/kg.

Hiệp hội đề xuất chỉ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đường nhập khẩu còn đường trong nước thì không.

Đức Quỳnh