Đôla Úc cũng là nạn nhân của cuộc chiến thương mại
Đông Nam Á 'đắc lợi' trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc? | |
NHTW Úc giữ nguyên lãi suất khi sự phân kỳ chính sách đè nặng lên đôla Úc |
Giảm 9% trong 6 tháng qua, đồng đôla Úc cũng giống như đồng nhân dân tệ trên thị trường ngoại hối nước ngoài đã rớt giá mạnh nhất trong lịch sử vào tháng 8 khi các nhà đầu tư gắn chặt triển vọng của hai nền kinh tế này.
Ảnh minh họa |
Rõ ràng là kinh tế Úc sẽ chịu ảnh hưởng mạnh khi sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc có thể trầm trọng thêm bởi thuế quan của Mỹ. Chưa hết, đồng đôla Úc còn chịu áp lực khi mà nỗi lo khủng hoảng tài chính tại Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm tới các tài sản an toàn hơn là đồng đôla Mỹ.
Sally Auld – Trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ và thu nhập cố định của JPMorgan Chase & Co. cho biết, đôla Úc đứng đầu danh sách bị thiệt hại nếu kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Sở dĩ như vậy do Úc là một nền kinh tế mở, phụ thuộc rất nhiều vào thương mại, đặc biệt là với Trung Quốc nên khi thương mại toàn cầu gặp khó khăn, về lý thuyết, sẽ tác động mạnh đến kinh tế Úc.
Sự giảm giá của đồng đôla Úc dường như khá bất hợp lý khi mà nền kinh tế đang hướng tới 27 năm không suy thoái liên tiếp trong bối cảnh tăng trưởng tăng tốc, xuất khẩu mạnh mẽ và chính phủ đạt thặng dư ngân sách đầu tiên của nó trong một thập kỷ. Tuy nhiên, sự sợ hãi của các nhà đầu tư đã trở thành động lực chính: Trung Quốc đã mua hơn 1/3 sản phẩm xuất khẩu của Úc, tương đương với khoảng 8% tổng sản phẩm quốc nội của xứ sở Kangaroo. Điều đó, kết hợp với thị trường ngoại hối lỏng lẻo của Úc, khiến đồng tiền trở thành một mục tiêu lý tưởng.
Rodrigo Catril - một nhà chiến lược tiền tệ của Ngân hàng Quốc gia Úc ở Sydney cho biết, “không phải là không có lý” để thấy đôla Úc ở mức dưới 69 cent Mỹ nếu sự biến động tăng đột biến và giá hàng hóa giảm. Nick Twidale - Giám đốc điều hành của Rakuten Securities Australia Pty. cũng cho rằng đôla Úc sẽ giao dịch dưới 70 cent Mỹ vào cuối năm và có khả năng thấp tới 60 cent Mỹ trong dài hạn. Đôla Úc được giao dịch ở mức khoảng 72 cent Mỹ tại Sydney hôm thứ Tư.
“Khi căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục tăng lên và cụ thể hơn căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm cách bán đồng đôla Úc”, Twidale nói.
Mặc dù vậy việc đồng đôla Úc yếu hơn vẫn được chào đón trong một số quý. Ngân hàng dự trữ Úc đã giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1,5% trong suốt 2 năm qua. Một số nhà kinh tế dự báo lãi suất tại Úc sẽ không thay đổi trong 2 năm tới. Rõ ràng sự giảm giá của đồng đôla Úc có thể mở ra khả năng tăng trưởng và lạm phát nhanh hơn, thế nhưng điều đó có thể thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách hành động, nhưng diễn biến kinh tế trong và ngoài nước sẽ quyết định động thái của RBA.
Nếu đồng đôla Úc rơi xuống khu vực 60 cent Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang làm tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu, thì không có khả năng khuyến khích Thống đốc Philip Lowe và hội đồng chính sách của ông thắt chặt lại chính sách. Nhưng RBA nên một động thái như vậy nếu diễn biến kinh tế thế giới và trong nước thuận lợi.
“Đôla Úc là một đồng tiền nhạy cảm với rủi ro”, Catril của NAB cho biết. Nó “vẫn còn dễ bị tổn thương với khả năng ngày càng tăng về sự leo thang trong căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc”.
Thế nhưng ngay cả khi thế giới đang gắn Úc với Trung Quốc, những tác động trực tiếp từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn không được cảm nhận ở Sydney. Trung Quốc nhập khẩu quặng sắt của Úc để sản xuất thép cho cơ sở hạ tầng và nhà ở; đồng thời cũng góp phần lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu giáo dục của Úc, nhưng các ngành này hầu như không liên quan đến tranh chấp Mỹ-Trung.
“Thật khó để chứng minh rằng chúng tôi đang ở trong làn đạn trực tiếp nếu bạn nhìn vào những gì Mỹ đang đề xuất hoặc đã đưa ra mức thuế quan”, Auld của JPMorgan cho biết.