|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Điều khoản hạn chế mua lại (Gate provision) là gì? Đặc điểm

16:20 | 18/04/2020
Chia sẻ
Điều khoản hạn chế mua lại (tiếng Anh: Gate provision) là một điều khoản trong các tài liệu chào bán của quĩ nhằm thiết lập quyền của nhà quản lí quĩ để hạn chế hoặc tạm dừng việc mua lại cổ phiếu.
Điều khoản hạn chế mua lại (Gate provision) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: HSBC Liquid.

Điều khoản hạn chế mua lại

Khái niệm

Điều khoản hạn chế mua lại trong tiếng Anh là Gate provision.

Điều khoản hạn chế mua lại là một điều khoản trong các tài liệu chào bán của quĩ nhằm thiết lập quyền của nhà quản lí quĩ để hạn chế hoặc tạm dừng việc mua lại cổ phiếu. Bản cáo bạch hoặc tài liệu cung cấp có thể cung cấp chi tiết hơn về một điều khoản hạn chế mua lại, ví dụ như các tình huống trong đó các khoản mua lại sẽ bị hạn chế hoặc tạm dừng hoàn toàn. 

Mục đích của đều khoản hạn chế mua lại là ngăn không cho quĩ hoạt động, đặc biệt là khi các tài sản mà quĩ nắm giữ có tính thanh khoản thấp và khó chuyển sang tiền mặt để mua lại kịp thời. Quyết định thực hiện điều khoản hạn chế mua lại thuộc về các nhà quản lí quĩ, dù điều khoản này vẫn có những kịch bản và hướng dẫn riêng khi thi hành điều khoản.

Đặc điểm của Điều khoản hạn chế mua lại

Các qui định của điều khoản hạn chế mua lại giúp ngăn không cho quĩ hoạt động trong một tình huống cụ thể. Khi một quĩ, đặc biệt là quĩ phòng hộ, đang nắm giữ các sản phẩm đầu tư phức tạp, việc bán các cổ phiếu có thể sẽ mất thời gian. Điều khoản hạn chế mua lại được áp dụng với quĩ để ngăn chặn tình huống yêu cầu mua lại khiến quĩ phải trả thêm tiền bằng cách buộc phải bán cổ phiếu trong tình huống thị trường bất lợi.

Các nhà quản lí quĩ thường cần thông báo cho các nhà đầu tư bằng văn bản khi thi hành điều khoản này. Thông báo thường sẽ nêu rõ sự cần thiết của việc thi hành và ước tính số tiền, nếu có, các nhà đầu tư sẽ có thể nhận được khi họ yêu cầu mua lại. 

Mặc dù chúng là một phần của hầu hết các tài liệu quĩ, nhưng việc thi hành điều khoản này thường cần đến sự tư vấn của luật sư. Bởi vì một điều khoản hạn chế mua lại được thi hành dựa trên quyết định của người quản lí quĩ, do đó sẽ dễ hiểu khi các nhà đầu tư nhận thấy tiền của họ đang bị khoá đặt câu hỏi với đánh giá của người quản lí quĩ.

Có một điều thú vị là một điều khoản hạn chế mua lại không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến tất cả các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư tổ chức và khách hàng ưa thích có thể có một lá thư phụ - một thỏa thuận riêng với quĩ - nói rằng tiền của họ sẽ không bao giờ bị khóa. Do đó, một số quĩ phòng hộ đã loại bỏ hoàn toàn các điều khoản hạn chế mua lại vì trên thực tế nó không được áp dụng với phần lớn vốn trong quĩ.

Ví dụ về điều khoản hạn chế mua lại

Khi một quĩ ban hành một điều khoản hạn chế mua lại, nó thường được coi là một sự kiện tiêu cực. Tuy nhiên, đã có trường hợp, một nhà quản lí quĩ đã sử dụng điều khoản hạn chế mua lại để đảm bảo rằng vốn còn nguyên vẹn nhằm thực hiện giai đoạn quan trọng của chiến lược. 

Một tình huống như vậy được mô tả trong bộ phim "The Big Short" khi nhân vật Michael Burry viện dẫn một điều khoản hạn chế mua lại để tạm dừng các khoản bồi thường, nhằm đặt cược vào thị trường nhà đất sẽ không bị thanh lí cho đến khi xảy ra vụ vỡ nợ thế chấp. Các nhà đầu tư của ông được hưởng lợi nhuận khổng lồ sau khi điều khoản hạn chế mua lại được thi hành. Tuy nhiên, trong đa phần trường hợp, điều khoản này gây ra bất lợi rất lớn cho các nhà đầu tư.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy