Dịch tả heo châu Phi có thể khiến lạm phát tại các nền kinh tế mới nổi tăng cao
Chuyên gia kinh tế James Swanston của Capital Economics cho biết lạm phát tăng cao là kênh rõ ràng nhất thể hiện tác động của dịch bệnh đối với các thị trường mới nổi.
"Nếu dịch bệnh lây lan và tính nghiêm trọng gia tăng, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều phần của châu Á và miền Đông châu Âu", ông nói.
Sự bùng phát của virus gây tử vong cao ở heo không chỉ được phát hiện tại Trung Quốc, mà còn ở Đông Nam Á, Australia, Ba Lan và Nga, theo CNBC.
Trong tháng 4, chính phủ Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 1 triệu con heo nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch ASF, nhưng một số chuyên gia, như Rabobank và TS Lombard, ước tính số heo bị tiêu hủy có thể hơn 100 triệu con.
Ông Swanston dẫn chứng Campuchia, Việt Nam, Nga, Ba Lan và Romania, với thịt heo là một phần tương đối đáng kể của rỏ chỉ số giá tiêu dùng tại những quốc gia này, đạt khoảng 2%. Trong khi tại hầu hết thị trường mới nổi khác con số này ít hơn 1%, và khoảng 3,5% tại Trung Quốc.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố trong tuần trước cho biết giá thực phẩm tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng vọt 7,7% trong tháng 5 so với một năm trước, vì giá thịt heo tăng tới 18,2% trong cùng thời kì.
Trong tháng 3 và tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc cũng tăng lần lượt 2,3% và 2,5% so với năm trước vì giá thịt heo leo thang.
Đà tăng của lạm phát tại Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì, trong khi giá tiêu dùng tại các nền kinh tế mới nổi khác cũng sẽ tăng, khoảng 0,3 điểm %, nếu lạm phát thịt heo tăng tới 15%, theo Capital Economics.
Ảnh: Getty Image/AFP.
Nhu cầu đậu này có thể bị ảnh hưởng
Đàn heo giảm sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu đậu nành, một loại hạt chưa dầu dùng để làm thức ăn chăn nuôi heo.
Có thể rủi ro lớn hơn đối với các thị trường mới nổi là sự sụt giảm kéo dài trong nhu cầu đối với đầu nành khi Trung Quốc không tiêu thụ thịt heo, ông Swanston cảnh báo.
Thịt heo vốn là loại protein thiết yếu tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ khoảng một nửa nguồn cung heo toàn cầu, tuy nhiên nguồn cung giảm có thể khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng những loại thịt khác, các chuyên gia nhận định.
Theo báo cáo tháng 3 từ Capital Economics, tiêu thụ gia cầu và thịt bò của Trung Quốc đã tăng gấp hai lần kể từ năm 1970, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng.
"Thời gian tới, Trung Quốc sẽ bắt đầu tăng tiêu thụ thịt gia cầm... Thức ăn nuôi gà cần ít protein hơn, vì vậy nếu Trung Quốc ăn nhiều thịt gia cầm, nhu cầu đối với đậu nành và ngô có thể giảm", Capital Economics cho biết hồi tháng 3.
Cùng với đó, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến nhập khẩu đậu nành Mỹ từ nhà khổng lồ châu Á giảm.
Năm ngoái, nhập khẩu đậu nành Mỹ của Trung Quốc ghi nhận mức thấp nhất trong một thập kỉ. Còn gần đây, dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu đậu nành trong tháng 2 giảm xuống mức thấp nhất hàng tháng trong 4 năm, tương đương giảm 17% so với năm ngoái, một phần do thuế quan nặng đánh lên đậu nành Mỹ.