|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

David Ricardo là ai? Những lí thuyết về kinh tế nổi bật của David Ricardo

10:12 | 14/04/2020
Chia sẻ
David Ricardo (1772-1823) là một nhà kinh tế học cổ điển nổi tiếng các với lí thuyết về tiền lương và lợi nhuận, lí thuyết về giá trị lao động, lí thuyết về lợi thế so sánh và lí thuyết về thuế tô.
David Ricardo là ai? Những lí thuyết nổi bật của David Ricardo - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Nghiencuuquocte)

Davd Ricardo 

David Ricardo (1772-1823) là một nhà kinh tế học cổ điển nổi tiếng với lí thuyết về tiền lương và lợi nhuận, li thuyết về giá trị lao động, lí thuyết về lợi thế so sánh và lí thuyết về thuế tô. David Ricardo và một số nhà kinh tế khác cũng đồng thời tìm ra ra qui luật hiệu suất giảm dần. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế" (1817).

Tiểu sử David Ricardo

Sinh ra ở Anh vào năm 1772, David Ricardo bắt đầu làm việc với cha mình là một nhà môi giới chứng khoán khi mới 14 tuổi. Thế nhưng, ông đã bị cha mình từ vào năm 21 tuổi, vì kết hôn ngoài tôn giáo. Ông trở nên giàu có từ một doanh nghiệp do ông thành lập kinh doanh chứng khoán kho bạc. Ông đã nghỉ hưu ở tuổi 41 sau khi kiếm được khoảng 1 triệu bảng Anh.

Ricardo đã viết bài viết đầu tiên của mình về kinh tế, được xuất bản trên "The Morning Chronicle", ở tuổi 37. Bài báo ủng hộ Ngân hàng Anh giảm hoạt động phát hành kì phiếu. Trong cuốn Nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế (1817) là những lí thuyết nổi tiếng nhất của ông. Những đóng góp chính của Ricardo cho lí thuyết kinh tế là:

Lợi thế so sánh

Một trong số những lí thuyết nổi bật mà Ricardo đưa ra trong "Nguyên tắc Kinh tế Chính trị và Thuế" là lí thuyết về lợi thế so sánh. Lí thuyết lập luận rằng các nước có thể hưởng lợi từ thương mại quốc tế bằng cách chuyên sản xuất hàng hóa mà họ có chi phí cơ hội tương đối thấp hơn ngay cả khi họ không có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất bất kí hàng hóa đặc biệt nào.

Lí thuyết giá trị lao động

Một trong những đóng góp nổi tiếng khác của Ricardo cho kinh tế học là lí thuyết về giá trị lao động. Lí thuyết giá trị lao động nói rằng giá trị của hàng hóa có thể được đo lường bằng sức lao động để tạo ra nó. Lí thuyết cũng cho rằng chi phí không nên dựa trên khoản thù lao được trả cho lao động, mà dựa trên tổng chi phí sản xuất. Ví dụ: Nếu một cái bàn mất hai giờ để làm và một cái ghế mất một giờ để làm, thì một cái bàn có giá trị bằng hai cái ghế, bất kể người làm bàn và ghế được trả bao nhiêu mỗi giờ.

Lí thuyết về thuế tô

Ricardo là nhà kinh tế đầu tiên thảo luận về ý tưởng cho thuê, rằng lợi ích tích lũy cho chủ sở hữu tài sản chỉ do quyền sở hữu của họ chứ không phải đóng góp của họ cho bất kì hoạt động sản xuất thực sự nào. Trong ứng dụng ban đầu của nó, kinh tế nông nghiệp, lí thuyết về thuế tô cho thấy lợi ích của việc tăng giá ngũ cốc sẽ có xu hướng tích lũy cho các chủ sở hữu đất nông nghiệp dưới dạng tiền thuê của những người thuê đất.

Cân bằng Ricardo

Trong tài chính công, Ricardo đã viết rằng cho dù một chính phủ chọn tài trợ cho chi tiêu của mình thông qua thuế ngay lập tức hay thông qua vay, kết quả cho nền kinh tế sẽ tương đương. Nếu người nộp thuế làm theo lí trí, thì họ sẽ tính bất kì khoản tăng thuế dự kiến nào trong tương lai để bù đắp cho thâm hụt hiện tại bằng cách tiết kiệm một khoản tương đương với chi tiêu thâm hụt hiện tại. Do đó, thay đổi ròng đối với tổng chi tiêu sẽ bằng không. Vì vậy, nếu một chính phủ thực hiện giảm chi tiêu để thúc đẩy nền kinh tế, thì chi tiêu tư nhân sẽ chỉ giảm một khoản tương đương khi mọi người tiết kiệm nhiều hơn. 

(Theo Investopedia)

Lê Huy