Dầu - Trung Quốc - Brexit: Ba câu chuyện thương mại lớn nhất năm 2018
Khi quốc gia nhập khẩu dầu ròng trở thành xuất khẩu dầu ròng
Sản xuất dầu tại Mỹ, thông qua lăng kính lịch sử, là câu chuyện thương mại lớn nhất năm 2018 vì tiềm năng đưa nước Mỹ trở thành nhà xuất khẩu năng lượng ròng, một cây cầu tạm thời trong khi các nguồn năng lượng thay thế tiếp tục đạt được chỗ đứng trong ngành, Forbes cho biết. Điều đó sẽ có hai tác động địa chính trị sâu sắc.
Xuất khẩu dầu của Mỹ, gần như không tồn tại ở những năm 1970 sau lệnh cấm vận dầu mỏ Arab (ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur), đến giai đoạn cuối của chính quyền Obama, đã đi từ vị trí thứ 11 trong số những mặt hàng xuất khẩu giá trị nhất cả nước vào năm ngoái lên vị trí thứ 5 trong 10 tháng đầu năm 2017, và đứng thứ ba tính đến tháng 10.
Tính đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu dầu đã tăng hơn 2 lần tổng xuất khẩu năm 2017.
Một cơ hội được tạo ra nhờ công nghệ thủy lực cắt phá, sản xuất dầu Mỹ đang hạn chế sức mạnh của hầu hết các quốc gia Trung Đông trong việc kiểm soát giá dầu, vốn là nền tảng của Mỹ và rất nhiều nền kinh tế khác.
Điều này khiến một nước Mỹ độc lập về năng lượng nghĩ khác về vai trò của mình trong các vấn đề của Iran, Iraq, Syria, Arab Saudi và phần còn lại của Trung Đông.
Nếu Mỹ có thể tiếp tục bơm dầu hiệu quả từ sâu dưới bề mặt Trái đất và không gặp sự cố môi trường nghiêm trọng, thì điều này sẽ buộc Trung Đông nhanh chóng tiếp cận Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển để bán dầu.
Mặc dù điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, quân sự, chính trị và môi trường, nhưng nó cũng có thể tăng tốc trong giai đoạn ngắn hạn đến trung hạn tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đó, cung cấp một thị trường lớn hơn đối với xuất khẩu Mỹ, để tiếp tục giảm nghèo và tăng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, điện, nhà ở phù hợp và lối sống trung lưu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Teresa May tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng trước tại Buenos Aires, Argentina. Ảnh: Forbes. |
Brexit
Theo Forbes, Brexit là một sự kiện quan trọng ở mọi cấp độ. Đầu tiên, ngay cả khi chỉ có một phần được hé mở, nó rõ ràng cho thấy Liên minh châu Âu (EU) đang mất một trong những thành viên nền tảng của khối liên minh, hay theo kế hoạch hiện tại là như vậy.
Nỗ lực rút khỏi EU gần như đã lật đổ nhà lãnh đạo của Anh, Thủ tướng Theresa May, trong tuần tính đến ngày 14/12.
Điều này dấy lên quan điểm mới về những thỏa thuận thương mại tự do và mức độ bền vững của chúng, sự khó khăn và dễ dàng khi muốn rút ra khỏi các thỏa thuận này.
Đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ chính thức rút khỏi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Một động thái nhằm buộc một quốc hội phải thông qua Thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada của ông. Câu hỏi được đặt ra là liệu một tổng thống có quyền rút khỏi một hiệp ước được quốc hội thông qua hay không?
Bên cạnh đó, Brexit đang đưa ra một câu hỏi hóc búa về hậu cần khi cả hai bên đang gặp khó khăn với vấn đề Ireland và Bắc Ireland, quốc gia có chung biên giới và là nơi diễn ra cuộc chiến gian nan giành hòa bình giữa người Catholic và Protestand tại Bắc Ireland trong một phần tư thế kỷ.
Với việc Anh rời khỏi EU, liệu hai bên có thể giao dịch tự do? Điều gì sẽ xảy ra với đường biên giới?
Vấn đề không chỉ dừng lại ở đây, khi 4 trong số 10 và 7 trong số 15 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ là các quốc gia châu Âu.
Ảnh: South China Morning Post. |
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
Mặc dù vậy, sự kiện này dường như vẫn không quan trọng bằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Tác động của cuộc tranh chấp thương mại không chỉ dừng lại đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trả đũa thuế quan đối với việc ông Trump áp thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc, nó một yếu tố trong các hướng đi hoang dã của thị trường chứng khoán Mỹ trong vài tháng qua, mặc dù không phải là duy nhất.
Chỉ số Dow Jones đang trong đà ghi nhận tháng 12 tội tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, kìm hãm xu hướng đi lên mạnh mẽ.
Sự trả đũa thuế quan của Trung Quốc đã được ghi nhận trên hoạt động xuất khẩu đậu nành, ô tô và dầu Mỹ.
Năm 2017, Trung Quốc chiếm 57% xuất khẩu đậu nành Mỹ. Trong tháng 10, Mỹ xuất khẩu đậu nành sang Iran nhiều hơn Trung Quốc. Ông Trump đang cung cấp hàng tỉ USD tiền trợ cấp cho người nông dân bị thiệt hại từ tác động của cuộc chiến thương mại.
Xuất khẩu ô tô sang Trung Quốc chiếm 20% tổng xuất khẩu của Mỹ trong năm 2017, nhưng vào tháng 10, tỷ lệ này xuống còn 8%.
Tháng 6, Mỹ đã xuất khẩu kỷ lục 1 tỉ USD dầu sang Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai sau Canada. Tuy nhiên, trong tháng 8, tháng 9 và tháng 10, con số này xuống bằng 0 khi Trung Quốc đã ngừng mua dầu Mỹ.
Mặc dù, tổng xuất khẩu của Mỹ đã rơi vào mức âm, tính đến tháng 10, giảm 1,43% nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ đã tăng 7,89%.
Trong khi ông Trump đã mở rộng mục tiêu của mình, gồm cả ngăn chặn Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và buộc các công ty đa quốc gia của Mỹ chuyển các bí mật công nghệ để kinh doanh ở đó, và buộc Trung Quốc mở cửa thị trường cho hàng xuất khẩu Mỹ, điều này chắc chắn không thể giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, theo Forbes.