|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch Auction) là gì? Đặc điểm đấu giá kiểu Hà Lan

17:19 | 11/11/2019
Chia sẻ
Đấu giá kiểu Hà Lan (tiếng Anh: Dutch Auction) là một hình thức đấu giá công khai ở đó giá bán ban đầu là mức giá cao nhất sau đó được hạ xuống mức giá mà tại đó tổng khối lượng bán có thể được bán.
CN-PH_ReverseDutchAuction_Visuals_feature_draft1_ss_20180115-02

Hình minh họa. Nguồn: Procurehere.com

Đấu giá kiểu Hà Lan

Khái niệm

Đấu giá kiểu Hà Lan hay còn gọi đấu giá giảm dần trong tiếng Anh là Dutch Auction.

Đấu giá kiểu Hà Lan là một hình thức đấu giá công khai, trong đó giá của bán được xác định sau khi xem xét tất cả các giá bán, giá bán được chọn là mức giá cao nhất mà tại đó tổng khối lượng được chào bán có thể được bán. Trong hình thức đấu giá này, các nhà đầu tư đặt giá mua và số lượng họ sẵn sàng mua.

Đấu giá kiểu Hà Lan là một loại hình đấu giá ngược hay giá của một mặt hàng được hạ xuống cho đến khi nó bằng với một mức trả giá. Giá thầu đầu tiên được giao dịch là giá thầu trúng thầu, giả sử rằng giá cao hơn giá khởi điểm. Điều này trái ngược với các hình thức truyền thống có giá tăng khi các nhà thầu cạnh tranh.

Đặc điểm đấu giá kiểu Hà Lan công khai

Nếu một công ty đang sử dụng đấu giá kiểu Hà Lan để chào bán đợt phát hành cổ phiếu công khai đầu tiên (IPO), các nhà đầu tư tiềm năng sẽ tham gia đấu giá số lượng cổ phiếu họ muốn mua cũng như mức giá mà họ sẵn sàng trả. Một nhà đầu tư có thể đặt giá thầu 100 cổ phiếu ở mức 100 đô la trong khi một nhà đầu tư khác chấp nhận giá 95 đô la cho 500 cổ phiếu.

Khi tất cả các giá thầu được gửi đi, vị thế được chỉ định phân bổ cho các nhà thầu có giá thầu cao nhất trở xuống, cho đến khi tất cả các cổ phần được rao bán được bán hết. Tuy nhiên, giá mà mỗi nhà thầu phải trả là giá thấp nhất của tất cả các nhà thầu mua được vị thế, hay nói đơn giản là giá thầu thành công cuối cùng. Do đó, ngay cả khi bạn đặt giá 100 đô la cho 1.000 cổ phiếu, nếu giá thầu thành công cuối cùng là 80 đô la, bạn sẽ chỉ cần trả 80 đô la cho 1.000 cổ phiếu của mình.

Kho bạc Mỹ thường sử dụng đấu giá kiểu Hà Lan để bán chứng khoán của họ. Để tài trợ cho nợ của chính phủ, Kho bạc Mỹ tổ chức đấu giá thường xuyên để bán trái phiếu kho bạc ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, được gọi chung là trái phiếu chính phủ. Các nhà đầu tư gửi hồ sơ dự thầu điện tử thông qua hệ thống TrillionDirect hoặc TAAPS 30 ngày trước ngày đấu giá.

Giả sử kho bạc tìm cách thu 9 triệu đô la bằng các trái phiếu hai năm với coupon giảm giá là 5%. Giá thầu được đưa ra như dưới đây:

1 triệu đô la với 4,79%

2,5 triệu đô la với 4,85%

2 triệu đô la với 4,96%

1,5 triệu đô la ở mức 5%

3 triệu đô la với 5,07%

1 triệu đô la ở mức 5,1%

5 triệu đô la ở mức 5,5%

Các hồ sơ dự thầu có lợi suất thấp nhất sẽ được chấp nhận trước vì nhà phát hành có lợi hơn khi trả lãi suất thấp cho các nhà đầu tư trái phiếu của mình. Trong trường hợp này, vì kho bạc đang tìm cách tăng 9 triệu đô la, nó sẽ chấp nhận giá thầu với lợi suất thấp nhất là 5,07%.

Tại thời điểm này, chỉ có 2 triệu đô la trong giá thầu 3 triệu đô la sẽ được chấp thuận. Tất cả các giá thầu trên mức lãi suất 5,07% sẽ được chấp nhận và các giá thầu bên dưới sẽ bị từ chối. Thực tế, phiên đấu giá này kết thúc ở mức 5,07% và tất cả các nhà thầu thành công đều nhận được lợi suất 5,07%.

Đấu giá kiểu Hà Lan cũng cung cấp một qui trình đấu thầu thay thế cho qui trình định giá IPO. Khi Google tổ chức các đợt chào bán công khai, họ sử dụng hình thức đấu giá kiểu Hà Lan để xác định một mức giá hợp lí.

Đấu thầu thấp nhất kiểu Hà Lan

Tại một phiên đấu giá kiểu Hà Lan, giá bắt đầu cao và được giảm liên tiếp cho đến khi một nhà thầu chấp nhận giá. Khi một mức giá được chấp nhận, phiên đấu giá kết thúc.

Ví dụ, người bán đấu giá bắt đầu từ 2.000 đô la, các nhà thầu theo dõi sự giảm giá cho đến khi nó đạt đến một mức giá mà một trong các nhà thầu chấp nhận. Không có nhà thầu nào có thể nhìn thấy các giá thầu của người khác cho đến khi giá thầu của chính họ được thực hiện, nhà thầu trúng thầu là người có giá thầu cao nhất. 

Vì vậy, nếu không có nhà thầu ở mức 2.000 đô la, giá sẽ giảm từ 100 đô la xuống còn 1.900 đô la. Giả sử tại mốc 1.500 đô la có nhà thầu chấp nhận giá, phiên đấu giá sẽ kết thúc.

Đấu giá kiểu Hà Lan cũng được cho là sẽ giảm thiểu khoản chênh lệch giữa giá chào bán và giá niêm yết thực tế. Các nhà đầu tư tổ chức tận dụng khoản chênh lệch này để thu về lợi nhuận bằng cách mua cổ phiếu với giá chiết khấu và bán chúng ngay sau khi cổ phiếu được niêm yết. Đấu giá kiểu Hà Lan được xem là một phương pháp công bằng và minh bạch vì nó xem xét một loạt các giá thầu từ nhiều thành phần khách hàng.

Hạn chế của đấu giá kiểu Hà Lan là giá của cổ phiếu có thể giảm ngay sau khi niêm yết và các nhà đầu tư, người đã trả giá cao hơn trước đó, nhận ra rằng họ có thể tính toán sai và trả giá quá cao. Các nhà đầu tư như vậy có thể cố gắng bán khống để thoát vị thế nắm giữ của họ dẫn đến sự tụt giảm mạnh trong giá cổ phiếu.

(Theo Investopedia)

Lê Thảo