|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đại dịch (Pandemic) là gì? Ảnh hưởng của đại dịch đến kinh tế

11:05 | 12/03/2020
Chia sẻ
Đại dịch (tiếng Anh: Pandemic) là tình trạng bệnh gia tăng mạnh ở dân số trên toàn thế giới với mức độ lây truyền diễn ra đồng thời ít hay nhiều.
Đại dịch (Pandemic) là gì? Ảnh hưởng của đại dịch đến kinh tế - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: USA Today)

Đại dịch

Khái niệm

Đại dịch trong tiếng Anh là Pandemic

Đại dịch là tình trạng bệnh gia tăng mạnh ở dân số trên toàn thế giới với mức độ lây truyền diễn ra đồng thời ít hay nhiều. 

WHO định nghĩa: "Đại dịch là sự lây lan trên toàn thế giới của một căn bệnh mới".

Theo Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành WHO, "Từ "pandemic" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "pandemos". "Demos" có nghĩa là dân số. "Pan" có nghĩa là "tất cả mọi người". Như vậy, "pandemos" là một khái niệm, trong đó tin rằng toàn bộ dân số thế giới sẽ có khả năng bị nhiễm bệnh này và có khả năng một trong số họ bị bệnh".

Một số khái niệm liên quan

Bệnh dịch địa phương (Endemic) là một loại bệnh xảy ra tương đối ổn định qua thời gian, thường lây nhiễm cho vật chủ theo cách có thể hiểu được. Ví dụ, bệnh sán máng kí sinh có thể gây nhiễm trùng nhiêm trọng, nhưng thường xuất hiện tại các vùng nhiệt đới với số lượng không thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác. 

Sự bùng phát dịch bệnh (Outbreak) mô tả sự lây truyền đột biến trong một khu vực địa phương. Ví dụ, vào năm 2018, số người nhiễm virus Ebola đã gia tăng mạnh mẽ tại phía đông nước Cộng hòa Dân chủ Congo. WHO coi đây là một trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng, nhưng cách ngăn chặn nó không thể hiện nó là dịch (epidemic).

Khi sự bùng phát dịch lan rộng trên khắp các vùng rộng hơn thì có xu hướng được coi là dịch (epidemic). Sự lây lan của Ebola trên khắp Tây Phi vào giai đoạn 2013 - 2016 được mô tả là dịch.

Khi một dịch (epidemic) được chứng minh là có khả năng di chuyển khắp thế giới theo cách lan rộng kéo dài và đang diễn ra thì có thể được coi là một đại dịch (pandemic).

Khi nào một dịch chính thức trở thành đại dịch?

Vào năm 2009, một loại virus cúm A mới có tên H1N1 đã bùng dịch tại Mỹ. Nó nhanh chóng lan rộng và được WHO định nghĩa là đại dịch dựa trên một qui trình chính thức có tính đến trạng thái chính xác của các quốc gia nơi bị chuẩn đoán nhiễm bệnh.

Khi bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra lan rộng vào đầu năm 2020, WHO tuyên bố rằng họ không còn sử dụng phân loại chính thức để chỉ định khi dịch trở thành đại dịch.

Việc sử dụng thuật ngữ này quá sớm có thể gây hoảng loạn, thay vào đó, các quan chức đã mô tả COVID-19 là có "tiềm năng gây đại dịch", đồng thời tuyên bố họ chưa quan sát thấy "sự lây lan toàn cầu" của virus. 

Tuy nhiên, vào ngày 11/3, WHO đã Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi dịch COVID-19 là một đại dịch toàn cầu sau gần ba tháng lây lan, từ Trung Quốc sang các nước châu Á và hiện giờ là tới cả châu Âu và Mỹ làm tổng cộng ít nhất 125.000 người nhiễm bệnh.

Một số ảnh hưởng của đại dịch đến kinh tế

Tác động trực tiếp

Đại dịch có thể gây ra những cú sốc tài chính ngắn hạn, cấp tính cũng như thiệt hại lâu dài đối với tăng trưởng kinh tế. Các nỗ lực y tế công cộng giai đoạn đầu nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế sự bùng dịch (như truy tìm dấu vết, thực hiện kiểm dịch và cách li các trường hợp truyền nhiễm) đòi hỏi chi phí nhân lực và nhân sự đáng kể.

Khi dịch bệnh phát triển, các cơ sở mới (như bệnh viện dã chiến,...) có thể cần được xây dựng để quản lí các trường hợp bị lây nhiễm thêm; điều này, cùng với nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng tiêu dùng (vật tư y tế, thiết bị bảo hộ cá nhân và thuốc) có thể làm tăng đáng kể chi tiêu của hệ thống y tế. 

Doanh thu thuế giảm có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng tài chính do chi tiêu tăng lên.

Tác động gián tiếp

Các tác động tài chính trực tiếp của đại dịch nói chung là không quá lớn, tuy nhiên, liên quan đến thiệt hại gián tiếp đối với hoạt động kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Những cú sốc tăng trưởng kinh tế tiêu cực bị thúc đẩy trực tiếp bởi việc giảm lực lượng lao động gây ra bởi bệnh dịch và tử vong, và bị thúc đẩy gián tiếp do những thay đổi hành vi do sợ hãi, hoang mang gây ra. 

Các tác động của đại dịch có thể làm giảm sự tham gia của lực lượng lao động, đóng cửa nơi làm việc, làm gián đoạn giao thông, thúc đẩy một số chính phủ đóng cửa biên giới đất liền và hạn chế nhập cảnh của các quốc gia bị ảnh hưởng. 

Ngoài ra nó có thể buộc các nhà ra quyết định làm gián đoạn buôn bán, du lịch và thương mại bằng cách hủy các chuyến bay thương mại theo lịch trình và giảm vận chuyển và dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Đại dịch có thể ảnh hưởng đến thương mại giữa các quốc gia với nhau và chuỗi cung ứng quốc tế.

(Tài liệu tham khảo: sciencealert, Pandemics: Risks, Impacts, and Mitigation/NCBI, CNN)

Ích Y