|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cứu trợ tài chính (Bailout) là gì? Ví dụ về cứu trợ tài chính

09:46 | 16/09/2019
Chia sẻ
Cứu trợ tài chính (tiếng Anh: Bailout) là sự cung cấp tiền cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức sắp sụp đổ mà có ảnh hưởng lớn và sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế.
Bailout-R-1024x696

Hình minh hoạ. Nguồn: armstrongeconomics.com

Cứu trợ tài chính 

Khái niệm

Cứu trợ tài chính hay còn gọi là bảo lãnh trong tiếng Anh là Bailout.

Cứu trợ tài chính là hành động của một doanh nghiệp, một cá nhân hoặc chính phủ cung cấp tiền và nguồn lực (còn được gọi là bơm vốn) cho một công ty thất bại. 

Những hành động này giúp ngăn ngừa hậu quả của sự thất bại tiềm tàng của hoạt động kinh doanh dẫn đến phá sản và vỡ nợ, mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của công ty đó.

Các doanh nghiệp và chính phủ có thể nhận được một gói cứu trợ dưới các hình thức cho vay, mua trái phiếu, cổ phiếu hoặc tiền mặt và có thể bị yêu cầu bên hoàn trả khoản hỗ trợ, tùy theo các điều khoản của gói cứu trợ. 

Cứu trợ tài chính thường xảy ra trong các ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp không còn duy trì được hoặc phải chịu những tổn thất lớn. Tuy nhiên, ngay cả các lĩnh vực có vẻ ổn định như ngân hàng cũng có thể gặp thất bại, như gói cứu trợ toàn ngành tài chính Mỹ năm 2008.

Cứu trợ tài chính thường chỉ dành cho các công ty hoặc ngành công nghiệp mà sự phá sản của nó có thể dẫn đến bất lợi nghiêm trọng cho toàn nền kinh tế, không chỉ cho một lĩnh vực thị trường đơn lẻ. 

Ví dụ, một công ty có lực lượng lao động lớn có thể nhận được tiền cứu trợ vì nền kinh tế không thể gánh được mức thất nghiệp tăng vọt sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp phá sản. Thông thường, một doanh nghiệp khác sẽ mua lại công ty thất bại.

Ví dụ về cứu trợ tài chính

Chính phủ Mỹ có một lịch sử lâu dài về các gói cứu trợ các tập đoàn, công ty lớn. Lần cứu trợ gần đây nhất của họ là gói cứu trợ cho hệ thống ngân hàng năm 2008.

Một quốc gia cũng có thể được nhận cứu trợ tài chính. Hy Lạp đã nhận được gói cứu trợ của Liên minh châu Âu với qui mô lên đến hơn 360 tỉ USD. Tuy nhiên, Hy Lạp không phải quốc gia duy nhất cần sự giúp đỡ từ bên ngoài để quản lí nợ. 

Các cuộc giải cứu nền kinh tế khác bao gồm Hàn Quốc năm 1997, Indonesia năm 1999, Brazil năm 1998, 2001 và 2002 và Argentina năm 2000 và 2001.

Một điều cần thiết phải hiểu về cứu trợ tài chính là nhiều doanh nghiệp sau khi nhận được gói cứu trợ sẽ trả lại các khoản vay. AIG, Chrysler và General Motors đều đã hoàn trả các khoản vay cho chính phủ Mỹ . Tuy nhiên, ngoài tiền mặt, AIG cũng được hưởng nhiều sự giúp đỡ khác, và việc hoàn trả những sự giúp đỡ này khó có thể theo dõi được.

(Theo investopedia.com)

Hằng Hà

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.