|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cung vượt cầu (Oversupply) là gì? Nguyên nhân gây ra cung vượt cầu

15:26 | 19/05/2020
Chia sẻ
Cung vượt cầu (tiếng Anh: Oversupply) là khi có nhiều sản phẩm để bán hơn là nhu cầu sẵn sàng mua của mọi người.
Cung vượt cầu (Oversupply) là gì? Nguyên nhân gây ra cung vượt cầu - Ảnh 1.

(Hình mihh họa: Trade Oil)

Cung vượt cầu

Khái niệm

Cung vượt cầu trong tiếng Anh là Oversupply.

Cung vượt cầu là số lượng thừa quá mức của một sản phẩm. Kết quả xảy ra là cầu thấp hơn cung, dẫn đến thặng dư. 

Nói một cách đơn giản, tình trạng cung vượt cầu là khi có nhiều sản phẩm để bán hơn là nhu cầu sẵn sàng mua của mọi người. 

Nguyên nhân gây ra cung vượt cầu

Có nhiều lí do tại sao cung vượt cầu có thể xảy ra. 

- Có thể có tình trạng cung vượt cầu của một sản phẩm hiện tại do mọi người đồng loạt chờ đợi một mô hình cải tiến mới, chẳng hạn như điện thoại thông minh từ một nhà sản xuất nào đó. 

- Cung vượt cầu cũng có thể xảy ra trong tình huống giá hàng hóa hoặc dịch vụ quá cao và mọi người đơn giản là không sẵn sàng mua với giá đó. 

- Tình trạng cung vượt cầu cũng có thể chỉ đơn giản là trường hợp nhà sản xuất hiểu sai hoàn toàn về nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm. 

Mặc dù bối cảnh có thể khác nhau, cung vượt cầu dẫn đến việc sản xuất thừa và kết quả là tích lũy hàng tồn kho không bán được. Mức giá và cung vượt cầu có mối tương quan mạnh mẽ.

Khi giá quá cao, nhu cầu sẽ giảm xuống và số lượng không bán được sẽ tăng trừ khi nhà sản xuất giảm giá hàng hóa hoặc tạm dừng sản xuất. Giảm giá sản phẩm là cách rõ ràng nhất để đối phó với tình trạng cung vượt cầu và thường là cách duy nhất để giải quyết hàng tồn không bán được nếu sản phẩm mới vẫn còn bị kẹt. Giảm giá không ảnh hưởng đến lãi ròng của người bán và người bán có thể có những thỏa thuận chia sẻ mất mát đó với nhà sản xuất. 

Trong thị trường hàng hóa, cung vượt cầu là một điều kiện thị trường hơn là một vấn đề cần giải quyết. Đối với các mặt hàng như dầu, khí tự nhiên, kim loại quí, thịt,... dòng thời gian sản xuất đòi hỏi thời gian đưa vào sản xuất và giá cả đều dựa trên thị trường một cách đáng kể.

Ví dụ, nếu một số mỏ khí qui mô lớn bắt đầu sản xuất cùng một lúc, sẽ có tình trạng cung vượt cầu của khí tự nhiên trên thị trường dẫn đến giá thấp hơn. Trong giai đoạn cung vượt cầu, các nhà sản xuất thực sự có thể mất tiền cho mỗi đơn vị sản phẩm họ đang bán. 

Điều đáng chú ý về một số tình trạng cung vượt cầu của hàng hóa, không phải là vấn đề hàng tồn kho không bán được, mà là bao nhiêu hàng hóa có thể được bảo quản và tích trữ trước khi nó được bán tại bất kì mức giá nào thị trường sẽ trả. Bởi vì sản xuất không phải quá trình đơn giản, các nhà sản xuất hàng hóa phải phụ thuộc vào lưu trữ để giúp loại bỏ nguồn cung khỏi thị trường, trong lúc chu kì sản xuất được điều chỉnh theo nhu cầu thấp hơn trong dài hạn. Tất nhiên, nếu sản xuất bị kìm hãm quá nhiều, thị trường sẽ không được cung cấp đủ và đầu tư nhiều hơn sẽ chảy về phía sản xuất. Đây là một trong nhiều lí do mà nhiều mặt hàng có biểu đồ giá bùng nổ và suy thoái theo chu kì. 

Ví dụ về cung vượt cầu

Tình trạng cung vượt cầu và tác động của nó đến mất cân bằng thị trường được hiểu rõ nhất thông qua một ví dụ. Giả sử giá của một máy tính là 600 đô la với số lượng 1.000 đơn vị, nhưng nhu cầu chỉ cần 300 đơn vị. Trong tình huống như vậy, người bán đang tìm cách bán 700 máy tính không có người mua. Cung vượt cầu 700 đơn vị khiến thị trường máy tính mất cân bằng. 

Vì họ không thể bán tất cả các máy tính với mức giá mong muốn là 600 đô la, người bán cân nhắc việc giảm giá để khiến sản phẩm hấp dẫn hơn đối với người mua. Để phản ứng với việc giảm giá sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên và các nhà sản xuất cắt giảm sản xuất. Cuối cùng, thị trường sẽ đạt được giá và lượng ở mức cân bằng, với điều kiện bỏ qua các yếu tố bên ngoài. 

(Theo Investopedia)

Ích Y

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.