|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là gì? Nội dung và thực trạng ở Việt Nam

17:11 | 16/01/2020
Chia sẻ
Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế là gì? Nội dung và thực trạng ở Việt Nam - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: www.gerirepoupar.com)

Cơ cấu ngành kinh tế 

Khái niệm

Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế là một trong các loại cơ cấu kinh tế.

Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.

Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.

Trong đó:

Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.

Hay

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân. 

Nội dung

Nội dung của cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện là:

- Đó là số lượng các ngành được hình thành. Số lượng này luôn luôn phát triển theo sự phân công lao động xã hội.

- Mối quan hệ về số lượng thể hiện ở tỉ trọng của mỗi ngành trong tổng thể.

- Mối quan hệ về chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng từng ngành, các mối liên kết kinh tế - kĩ thuật, kinh tế - xã hội và tính chất tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.

Nói chung, mối quan hệ của các ngành về số lượng và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.

Ở Việt Nam

Cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam thường được xem xét theo 3 nhóm ngành chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Theo đó Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bao gồm 5 cấp:

- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế phát triển, Tổng cục dạy nghề, NXB Lao động, 2010. Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam)

Diệu Nhi