|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chuyển giao bắt buộc TCTD được hiểu như thế nào?

15:46 | 20/04/2017
Chia sẻ
"Chuyển giao bắt buộc" là một khái niệm mới được Chính phủ đưa ra khi bàn về Dự thảo Luật tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu. Có không ít ý kiến về vấn đều này khi chưa được diễn giải cụ thể.
chuyen giao bat buoc tctd duoc hieu nhu the nao
TCTD yếu kém sẽ bị chuyển giao bắt buộc như thế nào? (Ảnh minh họa)

Phiên họp tháng 4, Chính phủ đã thống nhất tính cần thiết và cấp bách của việc ban hành khuôn khổ pháp lý mang tính chuyên ngành để cơ cấu lại các TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu.

Trong đó, Chính phủ thống nhất định hướng từ nay Nhà nước không áp dụng biện pháp mua bắt buộc 0 đồng nữa.

Trường hợp các TCTD được kiểm soát đặc biệt sau khi đã thực hiện phương án phục hồi mà không thể phục hồi, thì ưu tiên chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới, cho TCTD có năng lực tài chính tốt. Các cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu, thất thoát vốn, tài sản... của TCTD vẫn phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ về hậu quả do mình gây ra.

Chính phủ quyết định việc chuyển giao bắt buộc TCTD được kiểm soát đặc biệt. Trường hợp không chuyển giao được mà không thể phá sản thì thu hẹp dần hoạt động để xử lý, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Vậy chuyển giao bắt buộc TCTD sẽ được hiểu như thế nào, đây có là một giao dịch mua đứt bán đoạn theo cách hiểu thông thường.

Pháp luật dân dự Việt Nam hiện hành không định nghĩa và thiết lập hậu quả đối với khái niệm "chuyển giao".

Pháp luật dân sự hiện chỉ quy định về hành vi “chuyển giao quyền” và “chuyển giao nghĩa vụ”. Tuy nhiên, những hành vi này chỉ là một phần trong ý nghĩa chuyển giao.

chuyen giao bat buoc tctd duoc hieu nhu the nao
Luật sư Trương Thanh Đức

Qua trao đổi với ông Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico, ông cho rằng việc xóa bỏ hình thức mua bắt buộc 0 đồng là đi đúng hướng và phù hợp với xu thế thị trường của nền kinh tế hiện nay.

Phương án chuyển giao TCTD bị kiểm soát đặc biệt nên thực hiện bằng hình thức mua bán giữa chủ sở hữu các TCTD này với những nhà đầu tư theo giá thỏa thuận.

Theo đó, nhà đầu tư chỉ cần mua đủ phần vốn để có quyền ra quyết định tài chính đối với TCTD yếu kém mà không cần thực hiện mua lại toàn bộ vốn sở hữu. Bên bán thay vì không nhận được gì theo quy định mua bắt buộc cũ thì họ lại được quyền thỏa thuận giá với bên mua. Khi đó, quyền lợi giữa hai bên đều được đảm bảo một cách hợp lý, nếu không thực hiện được thì xử lý phá sản hoặc giải thể.

Luật sư cũng từng chia sẻ vấn đề phá sản ngân hàng trên báo chinhphu.vn: “Đã kinh tế thị trường cho thị trường quyết định, anh yếu kém thì phải phá sản để làm trong sạch hệ thống. Không thể để người ốm nặng với người lành, dẫn đến người dân không biết đâu ngân hàng mạnh, đâu là ngân hàng đang yếu kém. Vì vậy việc phá sản ngân hàng thực sự quá yếu kém là cần thiết”.

Theo luật sư, hướng chuyển giao là mua bán chuyển nhượng sẽ thu hút nhà đầu tư bên ngoài hoặc chủ sở hữu hiện tại đầu tư và phục hồi TCTD hơn, đồng thời đi đúng cơ chế thị trường hiện nay.

Trước đó theo NHNN, phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của TCTD được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho TCTD được chỉ định hoặc NHNN.

Điều này được hiểu là quyền sở hữu của cổ đông sẽ được chuyển giao cho NHNN hoặc TCTD được chỉ định một cách bắt buộc, đơn vị nhận chuyển giao không phải trả chi phí gì. Biện pháp áp dụng cho TCTD có thực trạng yếu kém nhất, điều kiện, quy trình, thẩm quyền cũng được quy định chặt chẽ nhất.

Tuy nhiên, đến nay quy định về chuyển giao bắt buộc đối với các TCTD bị kiểm soát đặc biệt vẫn chưa có chính thức. Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu TCTD và xử lý nợ xấu vẫn trong quá trình xem xét lại, sửa đổi phù hợp với chủ trương của Chính phủ, để kịp thời trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 sắp tới.

chuyen giao bat buoc tctd duoc hieu nhu the nao Hành trình 375 ngày của TCTD bị kiểm soát đặc biệt

Theo dự thảo lần 1 Luật hỗ trợ tái cơ cấu Tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu, sau khi một TCTD ...

chuyen giao bat buoc tctd duoc hieu nhu the nao Phá sản ngân hàng - Hậu quả gì cho nền kinh tế?

Khủng hoảng niềm tin là hậu quả quan trọng nhất khi xảy ra sự kiện ngân hàng bị mất khả năng thanh toán và đứng ...

chuyen giao bat buoc tctd duoc hieu nhu the nao Chấm dứt việc mua ngân hàng 0 đồng chỉ là vấn đề câu chữ

Về thông điệp chấm dứt mua ngân hàng 0 đồng, ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam ...

chuyen giao bat buoc tctd duoc hieu nhu the nao Bước tiến mới tái cơ cấu ngân hàng

Dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu (dự thảo luật) vừa được Ngân hàng ...

chuyen giao bat buoc tctd duoc hieu nhu the nao TCTD bị phá sản, tiền gửi của ai được NHNN chi trả?

Tiền gửi của người quản lý, người điều hành, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn... sẽ không thuộc phạm vi ...

Diệp Bình

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.