|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chứng khoán HSC: Việt Nam bị ảnh hưởng lớn nếu chiến tranh thương mại kéo dài

13:16 | 18/07/2018
Chia sẻ
Theo phân tích của công ty chứng khoán HSC, ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh thương mại tới Việt Nam trong ngắn hạn là không đáng kể. Tuy nhiên nếu tranh chấp thương mại leo thang và kéo dài trên 6-9 tháng thì rủi ro gián tiếp đối với Việt Nam là khá lớn.
chung khoan hsc viet nam bi anh huong lon neu chien tranh thuong mai keo dai Ngành thép Trung Quốc di cư trước chiến tranh thương mại, vào Việt Nam sẽ không dễ
chung khoan hsc viet nam bi anh huong lon neu chien tranh thuong mai keo dai Việt Nam có thể trở thành một trong những 'nạn nhân' tiếp theo của chiến tranh thương mại

Trong báo cáo phân tích mới đây, CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC) nhận định, trước mắt ảnh hưởng của tranh chấp thương mại đối với Việt Nam là không lớn.

Hiện các quốc gia có 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn là hàng hóa cơ bản, hàng hóa trung gian và thành phẩm. Ảnh hưởng trực tiếp chính đối với các nền kinh tế trong khu vực là hoạt động xuất khẩu hàng hóa trung gian sang Trung Quốc để sản xuất thành phẩm xuất khẩu sang Mỹ.

Đây là lý do các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản thể hiện sự lo ngại lớn đối với việc Mỹ muốn tiếp tục đánh thuế 10% vào 200 tỷ hàng hóa của Trung Quốc. Theo HSC, tác động này đối với Việt Nam nhẹ hơn nhiều vì:

Thứ nhất, xuất khẩu hàng hóa trung gian sang Trung Quốc để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm dưới 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thứ hai, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng hóa cơ bản sang Trung Quốc chẳng hạn như hoa quả, rau và gạo; và hoạt động xuất khẩu những mặt hàng này chịu nhiều ảnh hưởng từ nhu cầu nội địa của Trung Quốc.

chung khoan hsc viet nam bi anh huong lon neu chien tranh thuong mai keo dai

Đồng thời lợi thế trong tương lai gần của Việt Nam từ chiến tranh thương mại cũng không lớn vì:

Thứ nhất, cách tốt nhất để tận dụng lợi thế từ một cuộc chiến tranh thương mại là chuyển các nhà máy sản xuất hàng hóa thành phẩm từ Trung Quốc sang Việt Nam nhưng để thực hiện điều này cần phải mất vài năm.

Thứ hai, theo thời gian, xuất khẩu hàng hóa trung gian của Việt Nam sang Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng lên khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển.

Hai kịch bản tác động

Trong 50 tỷ USD hàng hóa bị đánh thuế 25% đợt đầu tiên, HSC nhận thấy chủ yếu là các mặt hàng: Thiết bị điện và quang học; máy móc thiết bị; Thiết bị vận chuyển; Hóa chất và khoáng sản phi kim;

Trong 200 tỷ USD bị đề xuất áp thuế 10% đợt hai, chủ yếu là các mặt hàng dệt, sản phẩm nông nghiệp và thủy sản.

Trong trường hợp xấu nhất, nếu giả định xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm khoảng 30%, HSC ước tính xuất khẩu hàng hóa trung gian của Việt Nam sang Trung Quốc có thể giảm tương ứng khoảng 1/3, là 400 triệu USD (bằng 0,8% kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc và bằng 0,19% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Trong kịch bản khả dĩ nhất, HSC giả định xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ (505 tỷ USD) giảm khoảng 10%, tương đương giảm 50,5 tỷ USD, bằng 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.

HSC ước tính xuất khẩu hàng hóa trung gian (linh phụ kiện) của Việt Nam sang Trung Quốc (để sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ) có thể giảm tương ứng khoảng 123,6 triệu USD - bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và bằng 0,06% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ảnh hưởng gián tiếp đến Việt: Lớn hơn nhiều nếu căng thẳng thương mại leo thang và kéo dài.

Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF ước tính cuộc chiến thương mại hiện tại có thể tác động giảm 0,5% tăng trưởng kinh tế thế giới đến năm 2020. HSC cho rằng xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp với mức độ lớn hơn nhiều nếu tranh chấp kéo dài. Tác động này thể hiện qua:

Thứ nhất, xuất khẩu sang Trung Quốc có thể chậm lại nếu nền kinh tế của nước này cũng tăng trưởng chậm lại.

Thứ hai, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ với giá trị thành phần từ Trung Quốc lớn có thể bị áp thuế trong tương lai.

Thứ ba, ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc do xuất khẩu của các nước này sang Trung Quốc và thậm chí là sang Mỹ gặp khó khăn.

Thứ tư, ảnh hưởng gián tiếp do thương mại thế giới suy giảm.

Thứ năm, nhiều tác động vĩ mô khác như:

Áp lực lên tỷ giá do các đồng tiền trên thế giới trở nên biến động hơn do ảnh hưởng từ thương mại, chênh lệch lãi suất và thu hẹp QE.

Áp lực lên lạm phát do nhiều hàng hóa trở nên đắt đỏ khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và cũng do hàng hóa chịu gánh nặng thuế, cả trực tiếp và gián tiếp.

chung khoan hsc viet nam bi anh huong lon neu chien tranh thuong mai keo dai
Ảnh minh họa.

HSC phân tích các tác động cụ thể như sau:

Trung Quốc sẽ hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam nếu nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng chậm lại: Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại do xuất khẩu giảm, nhu cầu nội tại của nước này cũng suy yếu và theo đó hướng đến tiêu thụ sản lượng tạo ra và giảm nhập khẩu từ các nước khác, bao gồm cả từ Việt Nam.

Rủi ro này là rất rõ ràng đặc biệt khi Việt Nam và Trung Quốc có cơ cấu xuất khẩu giống nhau với tỷ trọng lớn là điện thoại, điện thoại di động và linh kiện, dệt may, máy tính, hàng điện tử, phụ tùng và linh kiện. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2017 là 35 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Một số hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể bị áp thuế nếu có giá trị hàng hóa trung gian từ Trung Quốc lớn: Với lo ngại hàng hóa Trung Quốc có thể chuyển hướng sang các nước khác để tránh mức thuế cao, Mỹ có thể lựa chọn áp thuế cao hơn đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Theo số liệu của OECD và ước tính của HSC, các mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ với giá trị hàng hóa trung gian từ Trung Quốc lớn gồm:

Dệt may, sản phẩm may mặc, da và giày dép – mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ: các thành phần xuất xứ từ Trung Quốc chiếm khoảng 15,28% hàng dệt may, sản phẩm may mặc, da và giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.

Thiết bị điện tử và điện quang: các thành phần xuất xứ từ Trung Quốc chiếm khoảng 18,82% thiết bị điện tử và điện quang xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.

Sản phẩm hóa chất và khoáng sản phi kim loại: thành phần xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 12,05%.

Máy móc và thiết bị: thành phần xuất xứ từ Trung Quốc chiếm khoảng 17,85%.

Gỗ, giấy, sản phẩm từ giấy, in ấn và xuất bản: thành phần xuất xứ Trung Quốc chiếm khoảng 8,81%.

Trên thực tế, các sản phẩm thép gồm thép chống gỉ và thép cán nguội của Việt Nam cũng đã chịu áp thuế vì nguyên nhân trên.

chung khoan hsc viet nam bi anh huong lon neu chien tranh thuong mai keo dai BVSC: Tôn Hoa Sen và Thép Nam Kim có thể 'lâm nguy' vì chiến tranh thương mại
chung khoan hsc viet nam bi anh huong lon neu chien tranh thuong mai keo dai Phó chủ tịch Hiệp hội thép: Quyết định áp thuế thép 250% của Mỹ có thể bị vô hiệu hóa trong năm nay

Hoạt động thương mại bị ảnh hưởng và suy giảm cũng có thể tác động đến xuất khẩu của Việt Nam: Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan lần lượt chiếm 7,8%; 6,9% và 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017. Và xuất khẩu sang 3 nước này cũng lần lượt tăng trưởng 14,9%; 29,9% và 13,3% trong năm 2017.

Nếu tăng trưởng kinh tế của 3 nước này chậm lại, HSC ước tính xuất khẩu của Việt Nam sang ba thị trường này cũng tăng chậm lại với mức tăng trưởng dự báo là 5-10% trong giai đoạn 2019-2020.

Xem thêm

Y Vân