|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam có thể trở thành một trong những 'nạn nhân' tiếp theo của chiến tranh thương mại

14:36 | 17/07/2018
Chia sẻ
Hàng loạt các yếu tố từ một cuộc chiến thương mại leo thang, làn sóng chính sách thắt chặt toàn cầu, giá dầu tăng mạnh và tình hình chính trị trong nước đang gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng tại Đông Nam Á. Các nhà hoạch định chính sách đang xây dựng lại các chiến lược kinh tế khi sự biến động gia tăng, trong một số trường hợp nhấn mạnh hơn vào sự ổn định tiền tệ hoặc thậm chí thay đổi cấu trúc.
viet nam co the tro thanh mot trong nhung nan nhan tiep theo cua chien tranh thuong mai Mỹ kiện hàng loạt quốc gia lên WTO vì hành động trả đũa thuế quan
viet nam co the tro thanh mot trong nhung nan nhan tiep theo cua chien tranh thuong mai

"Những rủi ro chiến tranh thương mại đang hiện thực hóa gợi ý xuất khẩu sẽ diễn ra điều chỉnh mạnh mẽ theo chiều hướng tiêu cực. Đầu tư, đã được bảo hộ nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt, cũng có thể sẽ là một nạn nhân", ông Tamara Henderson, chuyên gia kinh tế học tại Bloomberg Economics, Singapore cho biết.

Ông Henderson nói thêm, sự không chắc chắn trong cuộc bầu cử ở Indonesia và Thái Lan, cũng như các câu hỏi xung quanh cam kết của chính phủ Malaysia đối với việc hợp nhất tài chính, có thể khiến giới đầu tư gia tăng lo ngại trong khu vực cho đến hết năm 2018.

Dưới đây Bloomberg đã tổng hợp cách triển vọng tăng trưởng của 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang được thử thách:

Việt Nam

GDP (2018)

Quý II (so với cùng kỳ năm trước)

6,8%

Dự báo của Ngân hàng Trung ương

6,8%

Kết quả trung bình từ khảo sát của Bloomberg

6,5 – 6,7%

Với hoạt động thương mại chiếm khoảng 200% GDP, nền kinh tế Việt Nam đặc biệt nhạy cảm với bất kỳ sự căng thẳng tồi tệ nào đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam sẽ có thể giải quyết những ảnh hưởng từ sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đối với thương mại khu vực, và cũng sẽ cảm thấy áp lực từ việc lãi suất gia tăng tại Mỹ.

Tăng trưởng giảm trong quý II so với quý I vì sản lượng khai thác và đầu tư nhà nước giảm. Chính phủ Việt Nam dự kiến tăng trưởng sẽ tiếp tục chậm lại trong nửa cuối năm và đang sử dụng thêm các biện pháp để thúc đẩy kinh doanh, Tổng cục Thống kê cho biết tháng trước.

Indonesia

GDP (2018)

Quý I (so với cùng kỳ năm trước)

5,1%

Dự báo của Ngân hàng Trung ương

5,1 – 5,2%

Kết quả trung bình từ khảo sát của Bloomberg

5,3%

Các nhà hoạch định chính sách tại Indonesia đã cố gắng để giảm kỳ vọng về tăng trường khi họ tập trung vào việc thúc đẩy ổn định tài chính trong bối cảnh một đồng rupiah giảm giá. Khoản thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng lớn và đầu tư tháo chạy đang khiến lãi suất tăng trong năm 2018 và cam kết của chính phủ về việc hạn chế chi tiêu và nhập khẩu có thể sẽ khiến tăng trưởng chậm hơn nữa. Quyết định tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Indonesia là vào thứ Năm (19/7).

Malaysia

GDP (2018)

Quý I (so với cùng kỳ năm trước)

5,4%

Dự báo của Ngân hàng Trung ương

5,5 – 6%

Kết quả trung bình từ khảo sát của Bloomberg

5,5%

Sự không chắc chắn đang bủa vây Malaysia, nơi một chính quyền non trẻ chỉ bắt đầu đưa ra được một bức tranh rõ ràng hơn về chính sách kinh tế. Thuế bán hàng mới dự kiến được áp chung cho cuối năm nay có thể làm chậm chi tiêu tiêu dùng và với nhiều dự án cơ sở hạ tầng hơn bị đóng băng, đầu tư và triển vọng chi tiêu của chính phủ cũng không rõ ràng.

Trong khi Ngân hàng Trung ương Malaysia giữ lãi suất không đổi trong tuần trước, các chuyên gia phân tích đã giảm dự báo về một sự gia tăng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng không vững chắc và lạm phát yếu. Một lập trường tiêu cực hơn từ phía ngân hàng trung ương sẽ khiến xu hướng trong khu vực và trên toàn cầu đảo chiều.

Philippines

GDP (2018)

Quý I (so với cùng kỳ năm trước)

6,8%

Dự báo của Ngân hàng Trung ương

7 – 8%

Kết quả trung bình từ khảo sát của Bloomberg

6,7%

Lạm phát vượt quá mức trần của vùng mục tiêu khiến ngân hàng trung ương Philippines lo ngại rằng nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh. Giá tăng nhanh cũng có thể khiến một số nhân tố tốt của sự tăng trưởng kinh tế biến mất, đặc biệt nếu ngân hàng trung ương buộc tăng tốc độ nâng lãi suất.

Đợt tăng lãi suất lần thứ ba trong năm nay có nhiều khả năng sẽ được quyết định vào ngày 9/8.

Singapore

GDP (2018)

Quý II (so với cùng kỳ năm trước)

3,8%

Dự báo của Ngân hàng Trung ương

2,5 – 3,5%

Kết quả trung bình từ khảo sát của Bloomberg

3,1%

Trong khi các chuyên gia kinh tế nhận thấy sự tăng trưởng ổn định tại Singapore trong năm 2018, nửa cuối năm có thể gặp khó khăn. Sự hạn chế thị trường bất động sản gần đây của Singapore có thể làm giảm cảm nhận và ảnh hương tới chi tiêu tiêu dùng. Singapore cũng có thể gặp thách thức trong việc gia tăng niềm tin của các nhà sản xuất. Kỳ vọng của họ đã giảm xuống sau khi thương mại toàn cầu tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong năm 2017.

"Chúng tôi dự báo tăng trưởng sẽ chậm lại trong nửa cuối năm, nhưng sự phát triển thương mại tiêu cực đang làm tăng rủi ro lao dốc. Các đơn hàng xuất khẩu mới trong chỉ số PMI cũng đã giảm”, các chuyên gia kinh tế tại Standard Chartered, Singapore cho biết.

Thái Lan

GDP (2018)

Quý I (so với cùng kỳ năm trước)

4,8%

Dự báo của Ngân hàng Trung ương

4,4%

Kết quả trung bình từ khảo sát của Bloomberg

4,2%

Nền kinh tế Thái Lan ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm 4,8% trong quý đầu tiên, mức nhanh nhất trong 5 năm. Lạm phát gần đây giảm xuống mức thấp nhất trong giới hạn mục tiêu 1- 4% của ngân hàng trung ương, cho phép các nhà hoạch định chính sách duy trì lãi suất ở gần mức thấp kỷ lục mà chính quyền Thái Lan vẫn giữ được kể từ năm 2015.

"Tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan nên duy trì ở mức tương đối mạnh trong ngắn hạn, nhưng sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu và sự bất ổn chính trị gia tăng gợi ý xu hướng tăng trưởng gần đây sẽ chấm dứt vào năm tới," các chuyên gia kinh tế tại Capital Economics cho biết vào cuối tuần trước.

Thái Lan dự kiến sẽ tổ chức một cuộc bầu cử vào đầu năm tới.

Xem thêm

Lyly Cao

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.