|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Một cuộc chiến thương mại có khiến nền kinh tế Mỹ gợn sóng?

07:00 | 16/07/2018
Chia sẻ
Theo nhiều nhà quan sát, tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc lên nền kinh tế lớn nhất thế giới là khá nhỏ. 
mot cuoc chien thuong mai co khien nen kinh te my gon song Cơ hội thu mua đậu nành Mỹ giá rẻ nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
mot cuoc chien thuong mai co khien nen kinh te my gon song Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ lên cao kỷ lục trong bối cảnh tranh chấp leo thang

Các mức thuế quan đánh lên thép và nhôm được chính quyền ông Trump áp dụng hồi đầu tháng 6 chủ yếu mang giá trị tượng trưng, không có tác động kinh tế thực sự. Mặc dù mức thuế quan thể hiện Mỹ không còn tuân theo các quy tắc của hệ thống thương mại thế giới, họ chỉ nhắm vào 45 tỷ USD hàng nhập khẩu, ít hơn 0,25% tổng sản phẩm quốc nội trong nền kinh tế 20.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, vào ngày 6/7, một mức thuế bổ sung 25% áp lên 34 tỷ USD giá trị xuất khẩu của Trung Quốc đã có hiệu lực và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã trả đũa thuế quan lên khối lượng xuất khẩu tương đương của Mỹ. Ngay sau đó, ông Trump đã yêu cầu đại diện thương mại Mỹ lập danh sách bổ sung các mặt hàng của Trung Quốc, trị giá hơn 400 tỷ USD, có thể bị đánh thuế, và Trung Quốc một lần nữa cảnh báo sẽ trả đũa.

Ông Trump cũng đe dọa sẽ áp thuế quan lên 350 tỷ USD giá trị xe và phụ tùng nhập khẩu. Nếu quyết định này có hiệu lực, Liên minh châu Âu (EU) và những quốc gia khác có thể trả đũa với một lượng xuất khẩu tương đương từ Mỹ.

Chúng ta đang đề cập tới tiền thật. Gần 1.000 tỷ USD hàng nhập khẩu và một lượng tương đương doanh thu xuất khẩu của Mỹ, cũng như các khoản đầu tư nước ngoài.

Một điều mà nhiều thành phần trên thị trường đang quan tâm đó là vì sao sự suy giảm kinh tế và tài chính từ cuộc chiến thương mại leo thang này lại hạn chế như vậy.

Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh. Chỉ số nhà quản trị mua hàng đã tăng trở lại trong tháng 6. Phố Wall đã xáo động, nhưng không giống phản ứng tiêu cực mạnh mẽ như với Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley năm 1930. Thị trường mới nổi chứng kiến dòng vốn tháo chạy và đồng tiền sut yếu, tuy nhiên điều này là hệ quả của việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất nhiều hơn là do bất kỳ thông báo nào phát ra từ phía Nhà Trắng.

mot cuoc chien thuong mai co khien nen kinh te my gon song
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã trở thành hiện thực. Ảnh: MarketWatch

Theo các chuyên gia, có thể có ba lý giải cho sự việc này. Thứ nhất, các nhà quản lý thu mua và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể đặt cược rằng sự tỉnh táo vẫn sẽ thắng thế. Có thể họ hy vọng các mối đe dọa của ông Trump chỉ là sự đe dọa, hoặc Phòng Thương mại Mỹ và các tổ chức kinh tế khác cuối cùng sẽ phản đối.

Tuy nhiên, điều này bỏ qua một thực tế rằng câu chuyện thuế quan của ông Trump nhận được sự đồng tình từ thân tín của mình. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy, 66% cử tri đảng Cộng hòa ủng hộ mức thuế quan đe dọa của ông Trump đối với Trung Quốc.

Thứ hai, các thị trường có thể đặt cược rằng ông Trump đã đúng khi khẳng định cuộc dễ dàng giành chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại. Các quốc gia khác phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ có thể kết luận rằng họ cần phải lùi bước. Vào đầu tháng 7, Ủy ban châu Âu được cho là đang dự tính một thỏa thuận cắt giảm thuế nhằm giải quyết khiếu nại của ông Trump rằng EU đánh thuế xe hơi Mỹ gấp bốn lần mức thuế Mỹ áp lên xe của châu Âu.

Mặc dù vậy, Trung Quốc không có dấu hệu sẵn sàng thỏa hiệp dưới áp lực của Mỹ. Canada cũng không muốn bị bắt nạt; họ đã trả đũa với mức thuế 25% trên 12 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ. Và EU sẽ chỉ xem xét nhượng bộ nếu Mỹ cung cấp một số lợi ích, như loại bỏ các mức thuế cấm đối với xe tải nhỏ và xe van nhập khẩu, và chỉ khi các nhà xuất khẩu khác như Nhật Bản và Hàn Quốc đồng ý.

Thứ ba, có thể là các tác động kinh tế vĩ mô của thậm chí toàn bộ thuế quan của Mỹ, cùng với sự trả đũa của các quốc gia khác, là tương đối nhỏ. Các mô hình hàng đầu của nền kinh tế Mỹ, đặc biệt, gợi ý việc tăng 10% chi phí hàng hóa nhập khẩu sẽ dẫn đến một lần gia tăng lạm phát ở mức 0,7%.

Đây đơn giảm chỉ là việc tính toán các con số. Nhập khẩu chiếm 15% GDP của Mỹ. Nhân 0,15 với 0,10 (mức thuế suất giả định), và kết quả nhận được là 1,5%. Cho phép một số thay thế từ hàng nhập khẩu đắt tiền hơn, và số lượng giảm xuống dưới 1%.

Và nếu tăng trưởng chậm lại vì chi phí nhập khẩu đầu vào trung gian cao hơn, Fed có thể bù đắp điều này bằng cách tăng lãi suất chậm lại. Các ngân hàng trung ương nước ngoài cũng có thể làm như vậy.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại lo ngại. Vì các mô hình kinh tế tiêu chuẩn vẫn được biết đến trong việc khó nắm bắt các tác động kinh tế vĩ mô của sự bất ổn, điều mà chiến tranh thương mại tạo ra với sự trả đũa. Những kế hoạch đầu tư được thực hiện trước đó, có thể mất một năm để tác động của sự không ổn định đó được hiện thực hóa, như trường hợp ở Anh sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016.

Thuế đầu vào trung gian sẽ tác động tiêu cực tới sự hiệu suất, trong khi chuyển nguồn lực khỏi các lĩnh vực công nghệ cao năng động để hỗ trợ cho mô hình sản xuất cũ sẽ làm giảm tăng trưởng năng suất, với những tác động tiêu cực hơn nữa cho đầu tư. Và đây là những kết quả mà Fed không thể bù đắp dễ dàng.

Vì vậy, đối với những người quan sát cho rằng sự sụp đổ kinh tế và tài chính từ cuộc chiến tranh thương mại của ông Trump là không đáng kể, thì điều tốt nhất cần làm là chờ đợi.

Xem thêm

Lyly Cao

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.