Đại diện Bộ Ngông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa làm việc với Tổng vụ các vấn đề về biển và thuỷ sản của Ủy ban châu Âu về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
VASEP cho biết nếu xét theo doanh số xuất khẩu từng tháng, thị trường Mỹ đang có tín hiệu tốt dần lên. Trong những tháng tới, lượng tồn kho giảm dần và vào mùa nhu cầu cao dịp cuối năm, khi đó các nhà nhập khẩu sẽ lấy lại tiến độ đặt hàng từ Việt Nam.
VASEP đề xuất hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp thủy sản được giãn nợ 4 - 6 tháng với khoản vay đến lịch phải trả trong quý II, III và tiếp tục được vay theo hạn mức trong bối cảnh giảm xuất khẩu của 6 tháng đầu năm.
Phần lớn số tiền thu được từ thịt tôm hùm đất nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá 2,3 triệu USD. Philê cá đông lạnh của Việt Nam là một mặt hàng đóng góp lớn khác.
VASEP cho rằng nhu cầu thủy sản của các thị trường có thể sẽ còn tiếp tục giảm trong quý III thay vì phục hồi như những dự báo trước đây. Điều này có thể tác động đến đà phục hồi của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
VNDirect cho rằng nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường Mỹ nhiều khả năng sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2023 do lạm phát hạ nhiệt, mức tồn kho giảm và nhu cầu cao để phục vụ dịp lễ cuối năm. Điều này sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong nửa cuối năm 2023 sẽ tăng 40-50% so với cùng kỳ.
Bình quân tiêu thụ thủy sản của người Australia tăng lên 14 kg/năm trong năm tài chính 2020-2021, điều này mở ra cơ hội cho thủy sản Việt Nam, đặc biệt khi các cuộc gặp, hợp tác song phương được thúc đẩy.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ trong quý II sẽ tiếp tục giảm mạnh do mức nền cao của cùng kỳ năm 2022 và từ quý III/2023 trở đi, đà giảm của xuất khẩu thủy sản sang Mỹ mới chậm lại.
Trước triển vọng kém tích cực của ngành thủy sản, VASEP đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp cho doanh nghiệp thủy sản vay, thu mua và trữ nguyên liệu khi vào vụ thu hoạch.
VASEP ước tính quý I/2023, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với quý I/2022, hầu hết mặt hàng thủy sản chủ lực đều tăng trưởng âm.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ phục hồi từ tháng 3/2023 do nhu cầu tiêu dùng tăng, dịch COVID-19 được kiểm soát.
Trung Quốc đang đẩy lùi dịch COVID-19 và mở cửa kinh tế, nhu cầu nhập khẩu thủy sản dự kiến sẽ tăng mạnh. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tươi sống vẫn gặp nhiều khó khăn trong thủ tục thông quan, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị hàng hóa.
VASEP cho biết trong khi xuất khẩu thủy sản sang các thị trường lớn trong khối EU đều giảm 30 – 60%, thì Phần Lan lại đi ngược chiều, tăng trưởng đột phá với 435%.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định ASEAN là thị trường thủy sản tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân được dự báo tiếp tục tăng lên 51,5 kg/người/năm vào năm 2030.
Năm 2024 khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét. Nền kinh tế dần phục hồi và mở ra tiềm năng phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ bán dẫn với sự đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.