Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm chao đảo ngành kinh doanh nông nghiệp toàn cầu
Tuy nhiên, Archer Daniels Midland, Bunge, Cargill và Louis Dreyfus, được biết đến là ABCD - những nhà kinh doanh ngũ cốc hàng đầu thế giới, đã thể hiện không tốt như mong đợi, một số trường hợp còn không thể đạt được cam kết lợi nhuận của các giám đốc điều hành, theo giới đầu tư và chuyên gia phân tích.
Nếu bất kì ai là nhà chiến thắng trong cuộc chiến thương mại của chính quyền ông Trump, nó nên là nhóm ABCD, các chuyên gia phân tích trong ngành nhận định. Giới đầu tư đã dự đoán những nhà giao dịch ngũ cốc quốc tế này sẽ thu lời từ sự biến động thị trường và thay đổi của dòng chảy ngũ cốc toàn cầu, hậu quả từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mặc dù vậy, với việc Trung Quốc áp thuế nặng lên hàng hóa Mỹ, gồm ngũ cốc và đầu nành trong tháng 7/2018, các nhà giao dịch đã gặp khó khăn trong việc huy động vốn để vận chuyển hàng hóa từ khu vực dư thừa tới nơi cần thiết. Có rất nhiều nguyên nhân và khác biệt đối với mỗi công ty, từ chính trị tồi tệ tới lỗi của chuỗi cung ứng.
Nếu không vì nhu cầu chế biến đậu nành mạnh mẽ trên toàn cầu trong năm 2018, doanh thu của họ còn tệ hơn thế.
"Lợi ích từ cơ hội thương mại, kiếm lời từ chênh lệch và di dời nhà máy ... nhìn chung, là những điều rất khó để điều khiển, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty này", theo Chris Johnsson, Giám đốc và người đứng đầu phòng kinh doanh nông nghiệp của Standard & Poor's cho biết.
Bunge, sẽ công bố kết quả kinh doanh quí IV vào thứ Năm (21/2), đã ở tình trạng tồi tệ nhất so với những công ty còn lại vì ít nhất hai cuộc chiến thương mại, dẫn tới sự từ chức của ông Soren Schroder, Giám đốc điều hành của công ty, trong tháng 12/2018.
Bunge đã triển khai một chiến lược xem xét lại sau áp lực từ các nhà đầu tư, và trở thành mục tiêu của ADM và Glencore, nhà giao dịch hàng hòa toàn cầu.
Ảnh: Reuters. |
Vụ cá cược tồi tệ
Trong sơ suất đáng chú ý đầu tiên về cuộc chiến thương mại, Bunge đã đặt vị thế mua vào đậu nành giao sau, đặt cược vào việc thuế quan Trung Quốc đánh lên đậu nành Mỹ sẽ nhanh chóng kết thúc trong quí II/2018. Điều này dẫn tới việc thua lỗ 125 triệu USD trong quí đó.
Sau đó, vì cuộc chiến thương mại kéo dài, Bunge tăng thu mua lượng đậu nành Brazil để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh từ Trung Quốc, và chỉ để ghi nhận giá trị thị trường giảm vì căng thẳng Mỹ - Trung Quốc hạ nhiệt theo sau cuộc đình chiến thương mại vào ngày 1/12.
Chiến lược này khiến Bunge giảm lợi nhuận cả năm đối với lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp lớn của công ty, thường chiếm khoảng 80% doanh thu của Bunge, với ước tính lợi nhuận đạt khoảng 90 - 100 triệu USD.
Rắc rối xảy ra sau khi ông Schoroder, hồi tháng 5, nói rằng "dấu ấn của công ty chúng ta được xây dựng cho loại môi trường này và sự thay đổi trong dòng chảy chảy thương mại đóng vai trò quan trong đối với sức mạnh của chúng ta".
Fitch Ratings và Moody's đều đã hạ một bậc xếp hạng nợ dài hạn của Bunge, trong khi S&P Global Ratings điều chỉnh triển vọng đối với công ty từ ổn định xuống tiêu cực.
Cổ phiếu của Bunge giảm hơn 32% so với một năm trước.
Mặc dù vậy, Capital Innovations đã mở rộng vị thế của mình tại Bunge trong quí trước, với kì vọng vào một sự đảo chiều tại công ty 200 năm tuổi.
Không chỉ có một nạn nhân
Bunge không phải nạn nhân duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa hai bền kinh tế lớn nhất thế giới.
CEO Juan Luciano của ADM đã cảnh giác hơn trong các phát biểu, nói rằng căng thẳng thương mại là có thể kiểm soát trong ngắn hạn. Còn giám đốc tài chính của công ty, Ray Young, dứt khoát hơn khi cho biết: "Chúng tôi thực sự rất tự tin về triển vọng của mình".
Tuy nhiên, doanh thu ròng quí IV của công ty giảm hơn một nửa xuống 315 triệu USD vì thương mại thay đổi nhanh chóng, các điều kiện địa chính trị và thị trường. Đây là kết quả tệ nhất quí IV của công ty trong 7 năm.
Tháng trước, Cargill báo cáo lợi nhuận quí II giảm 20% vì căng thưởng thương mại toàn cầu làm thiệt hại hoạt động xuất khẩu trên thế giới.
Louis Dreyfus cũng ghi nhận lợi nhuận giảm trong nửa đầu năm 2018.
Lợi nhuận của các ‘ông lớn’ tại Hàn Quốc sụt giảm vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Các nhà xuất khẩu lớn của Hàn Quốc như Samsung và Hyundai đã rơi vào thời kì khó khăn do lợi nhuận sụt giảm, với ... |
Doanh nghiệp Trung Quốc trong vòng xoáy chiến tranh thương mại [Phần 2]: Nguy cơ vỡ nợ hàng loạt Trung Quốc đang phải chuẩn bị cho một đợt doanh nghiệp phá sản trong năm nay do nhiều công ty là nạn nhân của tình ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/