|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chiến thuật miễn phí bài tập để bán thảm, giày, áo của các thương hiệu thể thao trong khủng hoảng COVID-19

08:57 | 31/03/2020
Chia sẻ
Khi số lượng người phải làm việc ở nhà để tránh dịch viêm phổi cấp COVID-19 tăng vọt, Nike và Lululemon cung cấp các bài tập thể dục miễn phí để tương tác và thu hút khách hàng mới. Ngay sau đó, doanh số bán hàng trực tuyến của họ tăng vọt.

"Khi COVID-19 lây lan ở châu Âu và Mỹ, chúng tôi đã áp dụng chiến thuật kinh doanh giống hệt chiến thuật mà chúng tôi đã rút ra từ Trung Quốc", ông John Donahoe, tổng giám đốc tập đoàn Nike, phát biểu với CNBC.

Vậy chiến thuật của Nike là gì? Khi số lượng người làm việc ở nhà tăng dần để ngăn COVID-19, tập đoàn cung cấp các bài tập thể dục miễn phí trên ứng dụng Nike Training Club, đồng thời triển khai chiến dịch quảng cáo với khẩu hiệu "Hãy tập thể dục vì bản thân và vì thế giới".

Ở Mỹ, lượng người sử dụng Nike Training Club hàng tuần tăng gấp đôi. Và ở Trung Quốc, số lượng người dùng app tăng 80% trong 3 tháng gần nhất.

Báo cáo tài chính quí 4 năm ngoái của Nike cho thấy số lượng người sử dụng app tập thể dục tăng tỉ lệ thuận với doanh số bán hàng trực tuyến.

"Sự tương tác mạnh mẽ của người tiêu dùng Trung Quốc đối với app thể dục của Nike đã chuyển hóa thành sự tương tác mạnh giữa họ với ứng dụng thương mại điện tử của chúng tôi", ông John Donahoe bình luận.

Donahoe tiết lộ thêm rằng, doanh số bán hàng trực tuyến của họ ở Trung Quốc tăng hơn 30% trong 3 tháng gần nhất và đà tăng vẫn duy trì ở mức cao trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng nổ.Lululemon cũng áp dụng chiến thuật tương tự. Nhà sản xuất trang phục thể thao tiết lộ rằng họ tận dụng thời gian đóng các cửa hàng để thu hút và tương tác với khách hàng của mạng xã hội.

Ông Calvin McDonald, tổng giám đốc Lululemon, giải thích rằng tậpđoàn đã cung cấp các bài tập miễn phí trên mạng như Yoga, thiền, khiêu vũ.

Chiến thuật miễn phí bài tập để bán thảm, giày, áo của các thương hiệu thể thao trong khủng hoảng COVID-19 - Ảnh 1.

Một cửa hàng của Lululemon ở Mỹ. Ảnh: The Globe and Mail

"Đội ngũ nhân sự của chúng tôi ở Bắc Mỹ và châu Âu đã noi gương nhân sưở Trung Quốc, nơi chúng tôi đã thu hút hàng nghìn khách hàng mới qua ứng dụng nhắn tin WeChat. Trên Instagram, trong tuần đầu tiên chúng tôi đóng cửa hàng ở Mỹ, gần 170.000 người tham gia các lớp trực tuyến của chúng tôi", McDonald kể.

Sau các lớp tập thể dục trực tuyến, đơn đặt hàng thảm tập Yoga và gối hỗ trợ tập Yoga tăng vọt, do số lượng người làm việc ở nhà tăng lên.

"Doanh số bán hàng trực tuyến của chúng tôi tăng hơn 40% trong quí vừa qua", ông McDonald tiết lộ.

Nike và Lululemon đã chứng tỏ rằng, ngay cả khi khủng hoảng khiến người tiêu dùng giảm chi tiêu những sản phẩm không thiết yếu, doanh nghiệp vẫn có nhiều cách để duy trì mối liên hệ với khách hàng.

"Hiện tại, các nhà bán lẻ nên nỗ lực xây dựng mối liên hệ với người tiêu dùng. Có thể người tiêu dùng không ra quyết định mua hàng ngay, nhưng họ sẽ mua trong tương lai", Melissa Gonzalez, giám đốc công ty tư vấn bán lẻ The Lionesque Group, phát biểu.

Melissa Gonzalez nhấn mạnh rằng ngay cả những doanh nghiệp sản xuất cũng nên hành xử như một nhà cung cấp dịch vụ trong những thời kì khủng hoảng như COVID-19.

Bất chấp những chiến thuật vô cùng sáng tạo, giá cổ phiếu của Nike và Lulukemon vẫn giảm so với giá cổ phiếu của nhiều nhà bán lẻ khác. Nike, tập đoàn có mức vốn hóa thị trường khoảng 130 tỉ USD, đã chứng kiến giá cổ phiếu giảm khoảng 17% so với đầu năm. 

Giá cổ phiếu của Lulukemon giảm gần 19% so với đầu năm. Mức vốn hóa của tập đoàn đạt gần 24,6 tỉ USD.

Nhạc Phong