|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chỉ số Starbucks (Starbucks Index) là gì?

15:00 | 20/05/2020
Chia sẻ
Chỉ số Starbucks (tiếng Anh: Starbucks Index) là một thước đo ngang giá sức mua, trong đó đánh giá tỷ giá mà một loại tiền tệ sẽ cần để đổi lấy một cốc đồ uống từ Starbucks để có giá tương đương ở nước khác, so với đồng đô la Mỹ.
Chỉ số Starbucks (Starbucks Index) là gì? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Finder)

Chỉ số Starbucks

Khái niệm

Chỉ số Starbucks trong tiếng Anh là Starbucks Index.

Chỉ số Starbucks là một thước đo ngang giá sức mua, trong đó đánh giá tỷ giá mà một loại tiền tệ sẽ cần để đổi lấy một cốc đồ uống từ Starbucks để có giá tương đương ở nước khác, so với đồng đô la Mỹ. Chỉ số Starbucks được The Economist tạo ra dựa trên chỉ số Big Mac ban đầu.

Sử dụng chỉ số này, sức mua của mỗi loại tiền tệ quốc gia có thể được phản ánh giá một cốc cà phê ở quốc gia đó bằng đồng đô la Mỹ. Một cốc cà phê có giá thấp hơn đáng kể ở một quốc gia cho thấy đồng tiền của nó bị đánh giá thấp và ngược lại. 

Chỉ số Starbucks còn được gọi là Chỉ số Latte (Latte Index) bởi tờ The Wall Street Journal.

Ý nghĩa của chỉ số Starbucks

Phương pháp đo lường chỉ số Starbucks của PPP là một lí thuyết cho rằng, hàng hóa ở một quốc gia sẽ có giá tương đương ở một quốc gia khác, một khi tỉ giá hối đoái được áp dụng. Theo lí thuyết này, hai loại tiền tệ ngang bằng nhau khi một giỏ hàng hóa trên thị trường có giá trị như nhau ở cả hai quốc gia. 

Tỉ lệ PPP được xác định bằng cách so sánh giá của các mặt hàng giống hệt nhau ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, việc so sánh này thường gặp khó khăn do sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, thái độ của người tiêu dùng và điều kiện kinh tế ở mỗi quốc gia. 

Ngang giá sức mua tương đối (RPPP) xem xét sự khác biệt giữa tỉ lệ lạm phát của hai quốc gia trong việc thúc đẩy thay đổi tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia theo thời gian. RPPP mở rộng ý tưởng về ngang giá sức mua và bổ sung cho lí thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối. 

Ngang giá sức mua 

Ngang giá sức mua là một chỉ số phân kích kinh tế vĩ mô phổ biến được sử dụng để so sánh năng suất kinh tế và mức sống giữa các quốc gia. PPP là một lí thuyết kinh tế so sánh các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau thông qua cách tiếp cận giỏ hàng hóa. 

Theo khái niệm này, hai loại tiền tệ ở trạng thái cân bằng khi một giỏ hàng hóa được định giá như nhau ở cả hai quốc gia, có tính đến tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ. 

Mặc dù đây không phải là một thước đo hoàn hảo, ngang giá sức mua cho phép người ta so sánh giá cả giữa các quốc gia với các loại tiền tệ khác nhau.

(Theo Investopedia)

Ích Y