Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram) là gì? Mục đích sử dụng
Hình minh họa. Nguồn: Toolhero
Biểu đồ xương cá
Khái niệm
Biểu đồ xương cá hay còn gọi là biểu đồ nhân quả, trong tiếng Anh là fishbone diagram.
Biểu đồ xương cá là loại biểu đồ được thiết kế để nhận biết những mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.
Điều này được thực hiện bằng việc hướng dẫn người sử dụng thông qua một loạt các bước theo một cách có hệ thống để nhận biết những nguyên nhân thực tế hoặc tiềm ẩn mà có thể tạo ra một kết quả (đó có thể là một vấn đề khó khăn hoặc một cơ hội cải tiến).
Biểu đồ xương cá được ông Kaoru Ishikawa đưa ra vào những năm 1960. Ông là người tiên phong về quản lí chất lượng tại nhà máy đóng tầu Kawasaki và được xem là người có công với quản lí hiện tại. Vì thế, biểu đồ này còn được gọi là biểu đồ Ishikawa.
Sở dĩ, biểu đồ này được gọi là biểu đồ xương cá, bởi vì hình dạng của nó giống hình xương cá. Xương trung tâm là xương sống, sau đó đến xương lớn, xương vừa và xương nhỏ (hạng mục lớn, hạng mục vừa, hạng mục nhỏ...), được vẽ để nối nguyên nhân và kết quả. Do đó, phải sắp xếp các yếu tố liên quan một cách có hệ thống để vẽ biểu đồ nhân quả.
Mục đích sử dụng
Biểu đồ xương cá thường sử dụng trong các trường hợp:
- Khi có nhu cầu tìm hiểu một vấn đề để xác định nguyên nhân gốc rễ.
- Khi muốn tìm hiểu tất cả các lí do có thể có tại sao một tiến trình giải quyết vấn đề gặp những khó khăn hoặc những thất bại.
- Khi có nhu cầu nhận diện các lĩnh vực thu thập thông tin.
- Khi muốn tìm hiểu lí do một tiến trình không đưa đến những kết quả mong muốn.
Các bước tạo một Biểu đồ Xương cá
Bước 1: Xác định vấn đề: ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết ( áp dụng 5w: what, who, when, where, how). Viết vấn đề vào ô bên phải tờ giấy. Sau đó kẻ một đường ngang, chia giấy của bạn ra làm 2. Lúc này bạn đã có "đầu & xương sống" của con cá trong sơ đồ xương cá.
Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng: ứng với mỗi nhân tố, vẽ một nhánh "xương sườn". Cố gắng liệt kê càng nhiều nhân tố càng tốt, ví dụ hệ thống, cơ sở vật chất, máy móc, nguyên liệu, yếu tố bên ngoài ..v..v… Nếu bạn có 1 nhóm để xử lý vấn đề thì đây là lúc cần áp dụng các kỹ thuật brainstorming.
Bước 3: Tìm ra nguyên nhân có thể có, thuộc về từng nhân tố (đã tìm ra trong bước 2), ứng với mỗi nguyên nhân, lại vẽ một "nhánh xương con". Nếu nguyên nhân của bạn quá phức tạp, có thể chia nhỏ nó thành nhiều cấp.
Bước 4: Phân tích sơ đồ: sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân có thể xảy ra, bạn có thể kiểm tra, khảo sát, đo lường .v..v.. để xác định đâu là các nguyên nhân chính rồi từ có có những kế hoạch cụ thể để sửa chữa.
(Theo Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/