|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường gạo tuần 22/2019: Giá gạo xuất khẩu Việt Nam dự kiến sẽ còn giảm sâu trong những tuần tới

14:55 | 02/06/2019
Chia sẻ
Tuần qua, thị trường gạo nổi bật với dự báo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm trong những tuần tới vì hoạt động thu hoạch vụ hè - thu sẽ đạt mức cao nhất vào giữa tháng 6, trong khi nhu cầu trên thị trường chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

Cụ thể, một thương nhân có trụ sở tại TP HCM nhận định giá gạo sẽ giảm mạnh trong những tuần tới vì hoạt động thu hoạch vụ hè - thu đang tăng tốc, và vụ thu hoạch sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 6.

Tuy nhiên, chất lượng gạo từ vụ thu hoạch mới dự kiến sẽ thấp hơn so với vụ thu hoạch đông - xuân do thời tiết bất lợi và bệnh mùa màng, một thương nhân khác cho biết.

Chính phủ ước tính xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn 5 tháng đầu năm giảm 5,3% so với một năm trước đó.

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận ở mức 350 USD/tấn hôm 30/5, không đổi so với tuần trước. 

Trên các thị trường xuất khẩu gạo lớn khác gồm Ấn Độ và Thái Lan, giá gạo xuất khẩu cũng không thay đổi so với tuần trước. 

Trong đó, giá gạo 5% xuất khẩu của Ấn Độ không đổi so với tuần trước ở mức 364 - 367 USD/tấn. Còn tại Thái Lan, giá gạo 5% hầu như không thay đổi ở mức 385 - 402 /tấn hôm 30/5 (tính theo FOB) so với mức 385 - 400 USD vào tuần trước, do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà xuất khẩu khác.

Bản tin thị trường gạo tuần 22/2019: Giá gạo xuất khẩu Việt Nam dự kiến sẽ còn giảm sâu trong những tuần tới - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Bên cạnh đó, nhu cầu thu mua từ các nhà nhập khẩu lớn vẫn yếu.

Chưa kể, mới đây, chính phủ Bangladesh, nổi lên là nhà nhập khẩu lớn sau khi lũ lụt tàn phá nghiêm trọng mùa màng, đã quyết định xuất khẩu 1 - 1,5 triệu tấn gạo trong năm nay để đảm bảo giá lúa công bằng cho người nông dân. 

Năm 2017, các nhà nhập khẩu đã mua khoảng 3,9 triệu tấn gạo so với nhu cầu chỉ 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, họ không thể bán gạo trong hai năm qua vì nông dân đã có những vụ mùa bội thu trong hai năm này nhờ thời tiết thuận lợi. Vì vậy, hầu hết nhà xay xát không mua thóc từ thị trường địa phương.

Trong khi đó, tại Campuchi, hôm 23/5, Công ty Hợp tác Kinh tế & Kĩ thuật Quốc tế Yuguang Hà Nam đã công bố kế hoạch xây dựng các cơ sở dự trữ gạo để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á.

Tại cuộc họp với Bộ trưởng Thương mại Campuchia Pan Sorasak, ông Bi Guangmin, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hợp tác Kinh tế & Kĩ thuật Quốc tế Yuguang Hà Nam, đã tiết lộ kế hoạch xây dựng một nhà kho và một hầm chứa có khả năng trữ tới 1 triệu tấn gạo.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của gạo xay xát Campuchia. Hồi tháng 1, Trung Quốc đã đồng ý tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với gạo xay xát của Campuchia thêm 100.000 tấn, đưa hạn ngạch lên 400.000 tấn.

Giá lúa, gạo tại đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 16/5 - 23/5:

Loại lúa/gạo

Giá ngày 16/5 (đồng/kg)

Giá ngày 23/5 (đồng/kg)

Lúa tươi tại ruộng

Hạt dài

5.050 – 5.500

4.850 – 5.500

Hạt thường

4.550 – 4.850

4.250 – 4.850

Lúa khô/ướt tại kho

Hạt dài

5.450 – 6.800

5.000 – 6.500

Hạt thường

4.700 – 5.750

4.500 – 5.750

Gạo Nguyên liệu

Lứt loại 1

6.775 – 8.200

6.625 – 8.200

Lứt loại 2

6.700 – 7.050

6.475 – 7.050

Xát trắng loại 1

7.900 – 9.700

7.600 – 9.700

Xát trắng loại 2

7.800 – 8.050

7.500 – 8.050

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Tố Tố