|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Áp lực bán gia tăng, VN-Index đỏ nhẹ cuối phiên

15:00 | 06/06/2024
Chia sẻ
Nhóm cổ phiếu có giao dịch tích cực trog phiên hôm nay gọi tên nhóm ngân hàng, thép. Các nhóm ngành khác như thực phẩm & đồ uống, bất động sản, hóa chất, chứng khoán, điện, xây dựng & vật liệu, ... đảo chiều giảm hoặc sắc đỏ lan rộng hơn về cuối phiên.

Đóng cửa, VN-Index giảm 0,79 điểm (0,06%) xuống 1.283,56 điểm, HNX-Index giảm 0,31 điểm (0,13%) về 244,18 điểm, UPCoM-Index tăng 0,86 điểm (0,88%) đạt 98,32 điểm.

Nguồn: Chứng khoán VNDirect.

VN-Index về cuối phiên lại đối mặt với áp lực bán lớn hơn. Sau những phút giằng co liên tục, chỉ số kết phiên đỏ nhẹ dưới ngưỡng tham chiếu.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.283,56 điểm, giảm hơn 7 điểm với thanh khoản duy trì ở mức trung bình. Cổ phiếu trụ cũng hạ dần độ cao và chỉ còn tăng gần 3 điểm khi đóng cửa.

Rổ VN30 giao dịch phân hóa với 12 mã xanh/10 mã đỏ. Trong đó, STB, TCB, BID, SHB, VCB, CTG là những lực đỡ chính của thị trường.

Chiều ngược lại, giao dịch kém sắc của VNM, HVN, VIC, GVR, VHM gây áp lực lên chỉ số. Nhóm cổ phiếu có giao dịch tích cực trong phiên hôm nay gọi tên nhóm ngân hàng, thép.

Các nhóm ngành khác như thực phẩm & đồ uống, bất động sản, hóa chất, chứng khoán, điện, xây dựng & vật liệu, ... đảo chiều giảm hoặc sắc đỏ lan rộng hơn về cuối phiên. Diễn biến phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngành khiến thị trường đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần với mức giảm nhẹ "như có như không".

Có thể nói, chưa xuất hiện nhóm ngành dẫn dắt đủ mạnh để tạo điểm nhấn cho thị trường. Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 24.850 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ cổ phiếu được mua – bán trong phiên hôm nay.

Tính riêng trên HOSE, thanh khoản giảm 8% so với phiên trước còn gần 22.250 tỷ đồng.

Về mặt kỹ thuật, VN-Index và VN30-Index đã chạm kháng cự 1,.290 điểm nên việc rung lắc là khó tránh khỏi. Như dự báo trước đó của công ty chứng khoán, ngưỡng hỗ trợ cần test lại quanh khu vực 1.275 – 1.280 điểm.

Diễn biến thăm dò tại vùng này có thể sẽ ảnh hưởng đến biến động tiếp theo của thị trường. Tuy nhiên, dự kiến áp lực từ nguồn cung sẽ gia tăng sau 3 phiên vượt cản 1.285 điểm chưa thành.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 4,45 điểm (0,35%) lên 1.288,8 điểm, HNX-Index tăng 0,45 điểm (0,18%) đạt 244,94 điểm, UPCoM-Index tăng 1,03 điểm (1,05%) đạt 98,49 điểm.

Thị trường thu hẹp đà tăng về cuối phiên sáng do sắc xanh của nhóm vốn hóa lớn dần hạ nhiệt. Dù vậy, phe mua vẫn chiếm ưu thế trong rổ VN30 với tỷ lệ mã tăng/giảm là 21/5.

Trong đó, bộ đôi VCB và STB là hai lực đỡ chính của thị trường, cùng chiều, LPB, BID, SAB, MBB, BCM, … cũng nằm trong top ảnh hưởng tích cực lên VN-Index. Chiều ngược lại, VNM, TCB vẫn là các nhân tố kìm hãm chỉ số.

Xu hướng phân hóa ở các nhóm ngành vẫn được duy trì về cuối phiên. Ở nhóm ngân hàng, STB, LPB. EIB tăng 1,5 – 3,7%, cùng với nhiều cổ phiếu xanh nhẹ trên tham chiếu như EVF, MBB, KLB, VCB, BID, VIB, CTG, MSB, TPB, HDB, SSB.

Ở chiều ngược lại, ABB, BVB, PGB, NAB và TCB dừng phiên sáng trong sắc đỏ. Cổ phiếu dầu khí khởi sắc hơn về cuối phiên với PVO gần chạm giá trần, BSR tăng 3,4% lên 24.000 đồng/cp, hay như PSH, TDG, PVS tăng hơn 1%. Sự thiếu vắng của dòng tiền phiên sáng khiến VN-Index chưa thể vượt qua vùng đỉnh cũ.

Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 9.700 tỷ đồng, tương đương gần 391 triệu cổ phiếu được mua – bán trong phiên sáng nay. Tính riêng trên HOSE, thanh khoản giảm 25% về 8.466 tỷ đồng.

Tính đến 9h30, VN-Index tăng 7,08 điểm (0,55%) đạt 1.291,43 điểm, HNX-Index tăng 0,66 điểm (0,27%) đạt 245,15 điểm, UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (0,44%) lên 97,89 điểm.

Sau phiên vượt cản 1.285 điểm bất thành, VN-Index mở cửa phiên sáng nay tăng hơn 4 điểm. Đà tăng được nới rộng sau đó với sự trở lại của nhóm vốn hóa lớn.

Sau khi gây sức ép lên thị trường trong phiên trước, nhóm bluechips trở lại với tín hiệu tích cực hơn. Rổ VN30 ghi nhận 21 mã xanh/3 mã đỏ, tuy nhiên tỷ lệ tăng phổ biến của các mã này chỉ dưới 1%. SAB tiếp tục tăng 1,4% trong phiên sáng nay sau khi tăng hết biên độ vào phiên hôm qua.

Tính từ ngày 19/4 đến nay, giá mã cổ phiếu này đã tăng gần 25% sau một tháng rưỡi. Vốn hóa thị trường Sabeco cũng theo đó tăng 16.802 tỷ, vượt 85.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 3,3 tỷ USD). Dù vậy, thị giá SAB vẫn còn cách rất xa đỉnh lịch sử 146.490 đồng/cp đạt được cuối tháng 11/2017.

Sắc xanh phủ rộng ở hầu hết các nhóm ngành, tuy nhiên xu hướng chính trên thị trường vẫn là phân hóa. Ở nhóm ngân hàng, sắc xanh được chứng kiến ở các mã MBB, VCB, BID, SSB, EVF, STB, VPB, ACB, CTG, EIB, MSB, tuy nhiên tỷ lệ tăng chưa đến 1%. Ở phía đối diện, ABB, NAB, TCB, OCB, PGB đỏ nhẹ dưới tham chiếu.

Diễn biến tương tự, một số cổ phiếu bất động sản giao dịch khởi sắc như HPX (+2,8%), HDG (+2%), ITA (+1,1%), … Ở chiều ngược lại, VPH, NLG, AGG, TCH, HDC, SCR, L14 giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu.

Tại thị trường quốc tế, S&P 500 và Nasdaq Composite đã lập kỷ lục mới nhờ đà tăng của cổ phiếu công nghệ, dẫn đầu bởi Nvidia.

Cụ thể, Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 5/6, chỉ số S&P 500 tăng 1,18% lên 5.354 điểm, lập ra một kỷ lục mới. Kể từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã đi lên 12,3%. 

Trong khi đó, Nasdaq Composite tiến thêm 1,96% lên 17.188 điểm, cũng là một kỷ lục mới khi cổ phiếu Nvidia vọt tăng. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chỉ nhích 96 điểm, tương đương 0,25% và kết thúc phiên ở mức 38.807 điểm. 

Thu Thảo