|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

3 nhà đầu tư rót 2,7 tỷ đồng cho công ty du lịch tình nguyện trong Shark Tank Việt Nam

13:49 | 06/01/2018
Chia sẻ
Khát vọng làm kinh doanh nhưng vẫn phục vụ cộng đồng của hai bạn trẻ sáng lập công ty du lịch tình nguyện khiến ba ‘cá mập’ trong Shark Tank Việt Nam đầu tư 2,7 tỷ đồng.
 
3 nha dau tu rot 27 ty dong cho cong ty du lich tinh nguyen trong shark tank viet nam Chàng trai từ chối 4,5 tỷ đồng trong Shark Tank Việt Nam để giữ chữ tín với nhà đầu tư cũ
3 nha dau tu rot 27 ty dong cho cong ty du lich tinh nguyen trong shark tank viet nam Hai chị em kiếm 15 tỷ đồng trong Shark Tank dù không nhớ lãi của tháng gần nhất

Từng là một nhân viên tài chính, Nguyễn Huyền Phương có thu nhập tốt và cuộc sống ổn định. Trở trêu thay, năm 2014, bác sĩ chẩn đoán cô mắc căn bệnh ung thư. Mặc dù đó là chẩn đoán sai, nhưng từ đó, Phương cảm thấy trân trọng, yêu cuộc sống này hơn. Đó cũng là cơ duyên đưa cô đến với mô hình Du lịch cộng đồng V.E.O.

Xuất hiện trên chương trình “Shark Tank Việt Nam” ngày 6/1, Nguyễn Huyền Phương cùng người bạn đồng hành Trần Quang Hưng muốn kêu gọi 2,2 tỷ đồng cho 10% cổ phần Công ty Du lịch tình nguyện V.E.O.

3 nha dau tu rot 27 ty dong cho cong ty du lich tinh nguyen trong shark tank viet nam
Nguyễn Huyền Phương cùng người bạn đồng hành Trần Quang Hưng mong muốn kêu gọi 2,2 tỷ đồng cho 10% cổ phần Công ty Du lịch tình nguyện V.E.O. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Lý giải cụ thể hơn về lí do thành lập V.E.O, Quang Hưng cho biết: “Bắt đầu làm từ năm 2015, chúng tôi nhận thấy thị trường có 3 nhu cầu chính. Khách du lịch có nhu cầu trải nghiệm và du lịch thuần túy. Một nhóm khách hàng, đặc biệt học sinh, sinh viên mong muốn xây dựng, phát triển bản thân. Nhu cầu thứ ba cũng là mục tiêu chúng tôi hướng tới là hỗ trợ cộng đồng”.

V.E.O là mô hình du lịch tình nguyện. Du khách dành 50% cho hoạt động cộng đồng gồm giáo dục, hỗ trợ sửa chữa điện, đường, trường, trạm, quảng bá du lịch địa phương. 50% còn lại, khách hàng sẽ trải nghiệm du lịch như tham quan cảnh quan, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực.

Theo Huyền Phương, doanh thu của V.E.O năm 2015 đạt 1,2 tỷ đồng, sang năn 2016 đạt 2,9 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên đạt 4,9 tỷ đồng. Dự kiến lợi nhuận của V.E.O năm 2017 chiếm 10% doanh thu tương đương 460 triệu đồng.

Khách hàng tiềm năng của V.E.O gồm học sinh tại các trường cấp một, cấp hai trong cả nước và quốc tế. “Học sinh khu vực Đông Nam Á sẽ sang tham quan Việt Nam ít nhất một năm một lần. Một chuyến du lịch kéo dài từ 5 đến 10 ngày cùng mức độ chi trả thậm chí còn cao hơn học sinh trong nước”, Phương nhấn mạnh.

Trước nhận định 50 USD một ngày là mức giá quá cao đối với một học sinh quốc tế, Huyền Phương khẳng định học sinh Pháp sẽ chi trả 3.200 - 3.400 USD cho một chuyến du lịch.

Giữ vững lập trường cho rằng mức phí không phù hợp nên quy mô công ty khó phát triển, bà Thái Văn Linh không đầu tư.

“Anh Vương từ trước đến nay làm tình nguyện hết mình nên tôi nhường anh Vương. Anh không tham gia”, ông Phạm Thanh Hưng nói.

Hai nhà đầu tư trước đã từ chối, nhưng sau khi định giá lại V.E.O khoảng 5 tỷ đồng, hai “cá mập” Trần Anh Vương, Nguyễn Ngọc Thủy đề nghị 2,2 tỷ đồng cho 44% cổ phần.

Huyền Phương cho biết, V.E.O là một công ty cộng đồng. Bởi vậy, việc định giá công ty còn dựa trên giá trị cổng hưởng là hỗ trợ cộng đồng.

3 nha dau tu rot 27 ty dong cho cong ty du lich tinh nguyen trong shark tank viet nam
Nguyễn Huyền Phương cho biết: việc định giá V.E.O còn dựa trên giá trị cổng hưởng là hỗ trợ cộng đồng. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

“Tôi sẽ hào phóng hơn anh Vương”, ông Nguyễn Xuân Phú định giá V.E.O với 9 tỷ đồng. Ông Phú đề nghị 2,2 tỷ đồng đổi lấy 25% cổ phần.

Trước con số của ông Phú, “cá mập” Nguyễn Xuân Thủy tuyên bố bản thân sở hữu tập khách hàng rất tiềm năng. “Tôi có hàng nghìn học sinh, giáo viên nước ngoài. Tôi cũng có đối tác là 5 tập đoàn quốc tế”, ông Thủy nói.

Dự cảm không tốt, ông Nguyễn Xuân Phú quyết định chung vốn cùng hai nhà đầu tư trước.

Liên minh giữa ông Trần Anh Vương, Nguyễn Ngọc Thủy và Nguyễn Xuân Phú đề nghị 2,2 tỷ đồng cho 44% cổ phần.

Với diễn biến mới, Quang Hưng chỉnh lại con số đưa ra ban đầu. Hưng mong muốn 3 tỷ đồng cho 24% cổ phần.

“Chúng tôi quyết định đóng sổ 2,7 tỷ đồng đổi lấy 36% cổ phần công ty”, ông Trần Anh Vương khôi hài nói.

Sau vài giây suy nghĩ, hai bạn trẻ Huyền Phương, Quang Hưng đến từ Công ty Du lịch cộng đồng V.E.O đồng ý gói vốn từ ba nhà đầu tư.

3 nha dau tu rot 27 ty dong cho cong ty du lich tinh nguyen trong shark tank viet nam Những chuyến săn mồi thót tim của 'cá mập háu ăn nhất thế giới' (Kỳ 2)

Bùi Mến