|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Những chuyến săn mồi thót tim của 'cá mập háu ăn nhất thế giới' (Kỳ 2)

13:08 | 06/01/2018
Chia sẻ
Kiểu giao tiếp của Masayoshi Son luôn khác người. Ông thường mới người sáng lập của công ty mà ông muốn đầu tư tới thành phố Tokyo, nơi ông gặp trực tiếp họ và nói chuyện bằng tiếng Anh.
nhung chuyen san moi thot tim cua ca map hau an nhat the gioi ky 2 Những chuyến săn mồi thót tim của 'cá mập' háu ăn nhất thế giới (Kỳ 1)

Hiện tại tổng trị giá cổ phần của SoftBank trong các công ty mà Masayoshi Son đầu tư lên tới 138 tỷ USD. Với con số ấy, SoftBank là một trong những tổ chức đầu tư lớn nhất mọi thời đại. Nhưng nhiều người nghĩ sự thành công của SoftBank chỉ là sự may mắn.

Huy động 45 tỷ USD trong 45 phút

Chiến dịch thuyết phục rầm rộ nhất bắt đầu hồi tháng 9/2016. Mohammed bin Salman, hồi đó là hoàng tử Saudi Arabia, bay tới Tokyo trong bối cảnh đất nước ông muốn tìm cách đa dạng các khoản đầu tư để không phụ thuộc vào dầu mỏ. Ông gặp Masayoshi Son, người thuyết phục ông lập Quỹ Tầm nhìn - quỹ đầu tư lớn nhất trong lịch sử - để cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp công nghệ. Trong vòng chưa tới một giờ, bin Salman đồng ý trở thành nhà đầu tư trụ cột cho quỹ. “45 phút, tôi huy động 45 tỷ USD, nghĩa là một tỷ USD mỗi phút”, Son kể lại trong Tọa đàm David Rubenstein hồi tháng 9 năm ngoái.

Tiền của bin Salman chưa tới nhưng Son đã bắt đầu tìm mục tiêu để rót vốn. Ông thực hiện khoảng 100 thương vụ đầu tư trong năm ngoái với tổng giá trị 36 tỷ USD, theo hãng nghiên cứu Preqin. Con số ấy lớn hơn tổng vốn đầu tư của Sequoia Capital và Silver Lake - hai công ty đầu tư mạnh nhất ở Thung lũng Sillicon hiện nay.

nhung chuyen san moi thot tim cua ca map hau an nhat the gioi ky 2
"Cá mập háu ăn" Masayoshi Son gặp tỷ phú Donald Trump, khi đó là tổng thống đắc cử của Mỹ, tại Tháp Trump ở thành phố New York hồi tháng 1/2017. Ảnh: Reuters

Giới quan sát sửng sốt trước số lượng thương vụ và tổng vốn mà SoftBank rót vào các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là khi đây chỉ là vở kịch do đúng một người diễn. Đấy là người ta còn chưa nói tới việc vị thế của SoftBank trong mảng ngân hàng chưa thể sánh với Deutsche Bank, Goldman Sachs và Morgan Stanley. Những người đại diện cho Son thuyết trình ý tưởng trước các doanh nghiệp công nghệ, nhưng ông là người ra quyết định cuối cùng. Như vậy, Son là nhân vật chủ chốt duy nhất ở Quỹ Tầm nhìn. Ngược lại, phần lớn quỹ đầu tư trên thế giới đều có cơ chế ra quyết định liên quan tới nhiều người.

Mỗi khi gặp thương vụ phức tạp như Uber, Son thường huy động các ngân hàng hỗ trợ ông vào cuộc. Thông thường, SoftBank sẽ mua phần lớn cổ phiếu của doanh nghiệp.

Quy trình "vờn mồi"

Kiểu giao tiếp của Son luôn khác người. Ông thường mới người (hoặc nhóm) sáng lập của công ty mà ông muốn đầu tư tới thành phố Tokyo, nơi ông gặp trực tiếp họ và nói chuyện bằng tiếng Anh. Son thường bắt đầu tiến trình với một cuộc gặp trang trọng trên tầng 26 của tòa nhà SoftBank. Khách có thể đi dạo trong vườn hay thư giãn trên đệm trong khuôn viên tòa nhà. Đầu bếp riêng của Son chuẩn bị các món đặc sản Nhật Bản để đãi khách.

“Ông ấy sẽ đặt nhiều câu hỏi. Nếu bạn thích tư duy khó và nhanh thì đó sẽ là trải nghiệm đáng nhớ”, Greg Wyler, giám đốc công ty sản xuất vệ tinh nhân tạo OneWeb, thổ lộ. Wyler từng nhận khoản vốn 1 tỷ USD từ SoftBank vào tháng 12/2016.

Đội ngũ nhân viên của Son thực hiện công việc chăm sóc khách chu đáo trước khi ông gặp họ. Vì thế, ông chủ SoftBank có thể hiểu rõ khách phần nào trước khi cuộc gặp diễn ra. Những câu hỏi của ông luôn tập trung vào việc thôi thúc các nhà sáng lập doanh nghiệp nghĩ rộng hơn về những cơ hội.

Eugene Izhikevich nhận lời mời tới Tokyo hồi tháng 5 năm ngoái. Là nhà khoa học thần kinh lỗi lạc người Nga nhưng sống ở thành phố San Diego, Mỹ, ông điều hành một công ty khởi nghiệp chế tạo não cho robot. Nhà khoa học trẻ thuyết phục Son đầu tư vài chục triệu USD để ông có thể sản xuất những robot phổ biến trong một hoặc hai thập kỷ nữa.

“Ông ấy ngắt lời khi tôi đang trình bày rồi nói: Tôi hiểu rồi. Anh cần bao nhiêu tiền cho tầm nhìn của anh?”, Izhikevich kể.

nhung chuyen san moi thot tim cua ca map hau an nhat the gioi ky 2
Eugene Izhikevich, người sáng lập công ty Brain, nhận khoản đầu tư 114 triệu USD từ "cá mập háu ăn" Masayoshi Son. Ảnh: INC

Nhà khoa học người Nga nhận ra rằng Son muốn rót cho ông số tiền lớn hơn yêu cầu của ông, với điều kiện ông phải tăng tiến độ công việc. Son không muốn chờ 10 tới 20 năm. Ông muốn hàng loạt phiên bản robot ra đời trong 3 tới 5 năm nữa.

“Robot đang hiện diện khắp nơi. Đó là tầm nhìn của chúng tôi. Tôi cũng cảm thấy chúng tôi đang tiến quá chậm. Nhờ Son, tôi có thể thực hiện công việc theo đúng tiến độ mà tôi ao ước”, Izhikevich bình luận.

Vào tháng 7 năm ngoái, SoftBank công bố khoản đầu tư 114 triệu USD vào công ty Brain của Izhikevich. Nhà khoa học Nga đánh giá cao khoản vốn của SoftBank, nhưng thừa nhận ông đang cảm nhận áp lực từ việc thỏa mãn kỳ vọng của Son.

Sau khi cấp vốn, Son hầu như không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty khởi nghiệp, mặc dù ông thường xuyên liên lạc với nhà sáng lập qua điện thoại và thư điện tử. Ông tham gia hội đồng quản trị của vô số doanh nghiệp, bao gồm những cái tên đình đám như Sprint, ARM và Alibaba. Nhà sản xuất vi mạch ARM là công ty mà Son “rót” tới 2 tỷ USD vào năm 2016, khoản đầu tư lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Ông từng can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của ARM nên hiện tại công ty đang vật lộn để tồn tại.

Mặc dù một số người nghi ngờ sự sáng suốt của Son khi ông đầu tư số vốn lớn hơn yêu cầu của doanh nghiệp,

Kim Cương/Bloomberg